Tag

Vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn

Xã hội 18/11/2021 19:00
aa
TTTĐ - Chỉ trong thời gian hai năm, trước một “trận chiến” bất ngờ là Covid-19, Hà Nội “vừa đánh vừa thăm dò”, dần dần hiểu rõ tương quan lực lượng giữa ta và “địch” để liên tục có những chiến thuật phù hợp. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, điều đó chứng tỏ Hà Nội đang vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn nhằm mang tới mục đích cuối cùng là sự bình yên, ổn định cho cả thành phố, cho “trái tim” của đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà Chống dịch linh hoạt, thận trọng để bảo vệ "trái tim" Hà Nội Hà Nội điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Hà Nội cho phép F1 cách ly tự trả phí tại 12 khách sạn Hà Nội thí điểm cách ly F1 tại nhà, điều trị F0 tại cơ sở

Trong công tác phòng chống dịch của Hà Nội, để có kết quả như thời gian vừa qua chúng ta ghi nhận sự cố gắng nỗ lực từ nhiều phía. Các cấp chính quyền thành phố và toàn bộ người dân đã đồng lòng thực hiện hàng loạt các biện pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt và khoa học, từng bước ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả. Từ đó, cuộc sống “bình thường mới” đang dần trở lại; Từng con đường, góc phố dần trở về sự náo nhiệt vốn có…

Vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn
Hà Nội thực hiện thí điểm cách ly tại nhà

Đúc kết lý luận và thực tiễn của người xưa, việc áp dụng một kinh nghiệm, mô hình hay biện pháp nào đó vào thực tế đều phải có sự tính toán, vận dụng linh hoạt phù hợp với những điều kiện cụ thể. Việc thực hiện các biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19 vì thế mà phải có sự cân nhắc, tính toán phù hợp với thời gian, không gian, đặc biệt là môi trường xã hội.

Như vậy, không một biện pháp nào có thể áp dụng chung cho tất cả các địa phương mà phải căn cứ vào các điều kiện, tính đặc thù cụ thể liên quan của địa phương đấy. Các địa phương cũng không thể bê nguyên một mô hình, biện pháp, kinh nghiệm của các nơi về thực hiện rập khuôn.

Điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù của mỗi vùng, địa phương khác nhau; Chưa kể khí hậu, môi trường, văn hóa lối sống cũng có phần khác nhau… nên sự rập khuôn, thiếu sự lựa chọn và tính toán cân nhắc kỹ có thể còn gây ra tác động xấu.

Vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn
Các địa phương rất thận trọng trong từng quyết sách chống dịch với mục tiêu sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết

“Trận sóng thần” Covid-19 càn quét toàn cầu trong hai năm qua đã làm nhiều quốc gia suy giảm kinh tế, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là hệ thống y tế nhiều lúc đã nằm ở “ranh giới đỏ” - quá tải và thiếu mọi nguồn lực. Tại nhiều quốc gia từng là tâm điểm dịch của thế giới, Chính phủ đã khuyến khích người dân chuyển dần sang trạng thái “sống chung” thay vì quan điểm “Zero Covid-19”.

Phương án “sống chung”, cách ly tại nhà đã được các nước đưa ra. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau để thực hiện biện pháp y tế này dựa trên hướng dẫn chung của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia với điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo các quy định nghiêm ngặt, đề phòng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Quay trở lại nước ta, đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã gây ra những tổn thất lớn. Hệ thống y tế quá tải trước số lượng F0, F1 gia tăng chóng mặt. Nhiều F1 chuyển thành F0; F0 thì đột ngột chuyển nặng và tử vong rất nhanh. Đó là bài học kinh nghiệm bằng xương máu không thể để lặp lại. Do vậy, các địa phương cũng rất thận trọng trong từng quyết sách chống dịch với mục tiêu sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết.

Vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn
F1 được cách ly tại nhà dưới sự kiểm soát chặt chẽ cũng là một cách để nâng cao tính chủ động, phản ứng phòng vệ của hệ thống y tế cơ sở

Mỗi hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương là hoàn toàn khác nhau. Bất cứ mô hình, biện pháp chống dịch nào cũng chỉ là tương đối trong việc học hỏi, áp dụng vào thực tiễn của mỗi nơi. Trong khi hệ thống y tế đã đứng trước sự quá tải, khả năng thu dung điều trị gần như không còn thì biện pháp cho bệnh nhân F0 không triệu chứng, bệnh nhân nhẹ và các F1 được cách ly điều trị tại nhà là tình thế bắt buộc để kiểm soát.

Ngược lại, dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát mặc dù số ca lây nhiễm có gia tăng thì việc cho bệnh nhân F0, trường hợp F1 được cách ly tại nhà dưới sự kiểm soát chặt chẽ cũng là một cách để nâng cao tính chủ động, phản ứng phòng vệ của hệ thống y tế cơ sở. Đây cũng là bước đi thận trọng cần thiết để đánh giá tính phù hợp và khả thi trong điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Nếu phù hợp thì sẽ nhân rộng, ngược lại không khả thi thì thay đổi, thậm chí có thể hủy bỏ.

Việc cách ly tập trung hay cách ly tại nhà đối với các F1 cho đến lúc này vẫn có thể chủ động tính toán được chứ không phải ở tình thế không còn cách nào khác. Chưa hết, nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao thành phố lại không áp dụng trên diện rộng ngay lập tức mà phải thí điểm? Câu trả lời đơn giản là thành phố vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác, cách làm khác; Dịch bệnh trong tầm kiểm soát, thành phố có điều kiện để lựa chọn phương pháp, cách thức phòng chống dịch và hoàn toàn có thể làm tốt.

Vận dụng linh hoạt biện pháp chống dịch khoa học trong thực tiễn
Đến nay, Hà Nội vẫn là địa phương làm rất tốt công tác phòng chống dịch

Hà Nội hiện nay phòng chống dịch Covid-19 với tâm thế rất khác so với giai đoạn trước. 100% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, gần 50% đã tiêm xong 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19; Cuộc sống “bình thường mới” đã trở lại. Chính vì vậy, thành phố thí điểm để đánh giá hiệu quả của chính sách cách ly F1 ở nhà như thế nào, ý thức người dân có tốt không rồi mới nhân rộng mô hình này.

Mọi chính sách chống dịch phải thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương; Đồng thời tất cả đều được cân nhắc, tính toán một cách chủ động, khoa học... có tham vấn ý kiến các cấp có thẩm quyền và chuyên gia, chứ không áp dụng máy móc từ tỉnh này sang địa phương khác. Hà Nội từ trước đến nay vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc trên. Thực tế cho thấy, xét về tính phức tạp và mật độ dân cư, Hà Nội vẫn là địa phương làm rất tốt công tác phòng chống dịch.

Điều này vừa thể hiện sự nhanh nhạy, điều chỉnh liên tục các phương pháp ứng phó, tâm thế đối mặt với dịch bệnh của chính quyền và Nhân dân Thủ đô, vừa là thể hiện cao nhất của tinh thần thích ứng linh hoạt trước tình hình mới. Đồng thời, điều này cũng tránh quá tải cho ngành Y tế vốn đã phải căng mình ra với mấy trăm phần trăm nỗ lực suốt hai năm qua. Đây cũng là bước tiến mới, để người dân Hà Nội thể hiện ý thức với cộng đồng, tự lực của bản thân và gia đình, đóng góp hơn nữa vào công cuộc phòng, chống dịch của Thủ đô và đất nước.

Tin rằng, với từng bước thích ứng như thế này, việc chúng ta sống chung với Covid, tiến tới coi Covid-19 như một dịch bệnh bình thường như các loại cúm mùa mà các nhà khoa học dự đoán sẽ không còn xa. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương khác, các đất nước khác cũng cần có những “bước chuyển” như thế.

Đọc thêm

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” Muôn mặt cuộc sống

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ”

TTTĐ - Tính đến 18h ngày 16/9, Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” đã tiếp nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm. Dưới đây là danh sách ủng hộ:
Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi Muôn mặt cuộc sống

Những em nhỏ thôn Kho Vàng xuống núi

TTTĐ - May mắn vì thoát nạn bởi sạt lở nghiêm trọng ngày 9/9 do ảnh hưởng của bão số 3 nhưng những em nhỏ ở thôn Kho Vàng vẫn còn bị ám ảnh, sợ hãi khi nhớ lại buổi sáng cả làng nháo nhác chạy lên núi tránh lũ.
Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin, bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất nặng nề.
Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Học sinh gom sách vở, dành tiền ăn sáng ủng hộ bạn vùng lũ

TTTĐ - Trong ngày thứ hai đầu tuần (ngày 16/9), hàng loạt cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn

TTTĐ - Dịp Tết Trung thu năm 2024, các cấp Công đoàn TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

TTTĐ - Khách hàng tại những khu vực chịu tác động của bão Yagi có thể cập nhật thông tin các kênh liên hệ Prudential để được hỗ trợ khẩn cấp.
BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ BHXH & Đời sống

BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội Nguyễn Công Định đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3 Môi trường

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3

TTTĐ - Thường trực Thị ủy Sơn Tây yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ảnh hưởng của lũ trên địa bàn.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt

TTTĐ - Bí thư Huyện ủy Mê Linh (Hà Nội) Nguyễn Thanh Liêm kiểm tra tình hình ngập lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng tại TDP số 11, thị trấn Quang Minh và thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm.
Xem thêm