Tag

Vài suy ngẫm về chuyện học thêm và ai cần học thêm?

Giáo dục 17/12/2020 08:43
aa
LTS: Dù Bộ GD & ĐT đã có quy định các trường hợp không được dạy thêm tuy nhiên, hiện nay tình trạng dạy thêm – học thêm vẫn còn và tạo dư luận xấu. Chúng tôi xin đăng bài viết của độc giả Trịnh Bửu Hoài (Phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, An Giang) để bạn đọc cùng suy ngẫm.
Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM đề xuất UBND TP cho nghỉ học thêm 1 tuần Bộ GD – ĐT xử lý nghiêm sai phạm quy định về dạy thêm “Đốt tiền” cho con đi học thêm – lợi bất cập hại
Áp lực học tập đè nặng lên học sinh
Áp lực học tập đè nặng lên học sinh

Vì sao học trò phải học thêm? Có nghĩa là trong trường dạy không đủ, không kịp chương trình thì giáo viên dạy thêm ngoài giờ cho học trò (hầu hết là của lớp mình) để các em hiểu được bài. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Chương trình học quá nhiều, quá nặng nề, thời khóa biểu trong trường không tải nổi. Như vậy là Bộ GD& ĐT soạn chương trình dạy thiếu khoa học, không cân đối được với số lượng tiết học. Vậy chỉcần điều chỉnh chương trình giáo khoa cho phù hợp. Nếu điều chỉnh không được tức là chuyên viên và lãnh đạo Bộ kém năng lực nên đi chỗ khác chơi để người có tài có tâm lên quản lý.

Còn chương trình được soạn đúng và phù hợp mà giáo viên dạy không kịp hoặc không đạt, chứng tỏ người thầy/cô đó yếu kém, nên cho đi học thêm. Nếu giáo viên học thêm rồi mà vẫn dạy không kịp (phải mở lớp dạy thêm ở nhà) thì cho ra khỏi ngành. Quá đơn giản! Hiện nay ta không sợ thiếu thầy, vì có nhiều người tốt nghiệp sư phạm ra trường đang bị thất nghiệp.

Vì học thêm nhiều, học trò phải chạy “sô” mất ăn mất ngủ. Lứa tuổi đang phát triển từ thể chất đến tinh thần nhưng đã phải chịu áp lực từ tinh thần đến thể chất chỉ vì việc học. Học bận rộn tới mức không có thời giờ để vui chơi giải trí, có khi phải làm bài tập đến khuya và ngủ trễ nhưng sáng phải dậy sớm đến trường. Các cháu ngủ không đủ mà ăn thì lại qua loa (ăn nhanh cho kịp giờ học). Có giáo viên tan trường lúc 17h30 nhưng bắt đầu dạy thêm lúc 18 giờ. Học sinh không đủ thời gian về nhà tắm rửa, ăn uống mà cha mẹ phải rước từ trường đưa thẳng đến nhà thầy cô.

Ngày xưa chúng tôi đi học, đầu óc thầy cô là một kho kiến thức, hành động của thầy cô là một tấm gương nhân cách để học trò noi theo. Thầy cô bây giờ thì giỏi kinh doanh và có nhiều sáng kiến làm giàu ngay trong công việc dạy học của mình. Một anh bạn kể với tôi rằng quê anh có một ông thầy dạy toán nổi tiếng. Nổi tiếng chắc chắn là giỏi hay nói ngược lại giỏi mới nổi tiếng, nhưng ở đây ông thầy này giỏi không đều, dạy trong trường thì bình bình, dạy thêm mới giỏi, nên học trò đứa nào muốn giỏi phải đi học thêm với thầy.

Anh đưa con đến đăng ký học thêm, thầy yêu cầu phải đóng trước học phí hai tháng. Anh bạn tôi năn nỉ xin đóng trước một tháng, thầy từ chối, anh đành ngậm ngùi chở con về, chẳng phải vì không đủ tiền mà anh cảm thấy khó chịu khi phải tuân theo sự quá quắt và vô lý của người thầy chỉ biết đến tiền. Tội nghiệp đứa con anh khóc thút thít vì không được đi học thêm vào lớp sẽ thua chúng bạn. Anh hiểu và thương con, thuở nhỏ đi học anh cũng sợ thua chúng bạn, cũng tranh đua cho giỏi nhất nhì lớp.

Tuy nhiên, anh quyết không thể để con ảnh hưởng bởi nhân cách của ông thầy này. Trên đường về anh nhẩm tính sơ sơ, mỗi tháng hè, ông thầy này có thể đút túi hàng trăm triệu đồng từ tiền học thêm của học sinh. Dạy quanh năm suốt tháng, hỏi sao thầy không cất nhà lầu. Đúng là người dạy toán giỏi thì tính toán cũng giỏi. Chỉ tội cho phụ huynh và các em học sinh nghèo, dù có hiếu học cũng lực bất tòng tâm.

Tôi rưng rưng lòng khi nhớ tới thầy cô mình ngày xưa, dạy rất nghiêm, nhưng nghe học sinh bị bệnh là tới thăm, thấy nghèo quá giúp tiền thuốc men. Có trò quanh năm áo vá, cô liền cho em chiếc áo mới. Thằng bạn ngồi kế bên tôi không đủ tiền mua vở học, phải cắt mót từng tờ giấy trắng còn thừa trong các cuốn vở năm trước, rồi lấy dây chỉ đóng lại để chép bài. Cô giáo thấy vậy mang vô cho 20 cuốn tập mới tinh, nó mừng mà quẹt nước mắt. Mấy chục năm rồi, chúng tôi không bao giờ quên những câu chuyệnđầy ấn tượng đó.

Học sinh chen chúc trong những lớp học thêm quá tải
Học sinh chen chúc trong những lớp học thêm quá tải

Tôi có một người bạn học cũ, hết lòng lo cho con ăn học nên nghe ở đâu có thầy giỏi cô hay là chị đưa con đến học thêm với ước mong con mình giỏi, thi đậu và tương lai nên danh phận. Có lần chị cay đắng kể tôi nghe chuyện học thêm của con với một ông thầy có tiếng. Có tiếng nên học sinh quá đông, mạnh đứa nào nấy tìm chỗ ngồi trong căn phòng vài chục mét vuông chứa gần cả trăm đứa. Tới giờ thầy vào giảng thao thao bất tuyệt, hết giờ cắp cặp đi ra chả cần biết học trò có lĩnh hội được không.

Nhưng điều đáng nói ở ông thầy này là lớp học trên tầng ba, tới giờ dạy mới mở cửa phòng cho vào, tầng trệt ông làm chỗ giữ xe và cho người nhà thu tiền. Học trò ngoài học phí còn phải trả tiền gởi xe. Hôm nào ông bận việc hoặc bị bệnh nghỉ dạy, bãi giữ xe vẫn hoạt động, không hề thông báo, học trò cứ ào ào vào gởi xe, tới giờ lên lầu mở cửa phòng học mới thấy trên bảng ghi hôm nay thầy nghỉ dạy. Thương thay, lũ học trò phải đi xuống trả tiền giữ xe rồi ra về.

Một giáo viên quen biết nói với tôi, có những em học sinh đòi cha mẹ đi học thêm với thầy cô chúng thích, chúng chọn, chúng ca ngợi hết lời, nào là giáo viên đó dạy hay, dễ hiểu. Nhưng thực ra, vào nhà thầy cô ngồi học được tha hồ ăn uống (mua bánh, nước của thầy cô bán tại chỗ), tự do nói chuyện với nhau và thoải mái móc điện thoại ra chơi game. Học trò về nói dối cha mẹ để đi học với thầy cô đó cho bằng được.

Học thêm là chuyện dài nhiều tập, kể biết bao giờ cho hết, bởi nó đã diễn ra quá lâu mà không dẹp được. Chỉ thị rất hay trên giấy, nhưng thực tiễn ngày càng trầm trọng hơn. Rồi các em học sinh khi lớn lên có những em trở thành thầy cô giáo, cũng học theo gương thầy cô mình, dạy và kinh doanh trong dạy. Những vòng luân chuyển trầm kha nàyliệu sẽ đưa xã hội về đâu?

Đổ thừa cho cuộc sống, cho số đông người ta làm vậy mình không thể khác được, bởi “ai cũng gù, thẳng lưng là khuyết tật. Trời ơi, nghịch lý đã trở thành hữu lý rồi sao. Môi trường giáo dục thế kỉ 21mà rất nhiều chuyện xảy ra vô đạo đức, mất nhân tính như: Phụ huynh vào tận trường đánh giáo viên, học sinh hành hung thầy cô… Đó là những chuyện hồi nửa thế kỉ trước không ai nghĩ ra và khó mà xảy ra.

Học trò là măng non, đang thời kỳ uốn nắn thành tre. Cây tre sau này có thẳng đẹp hay không là do người uốn nắn. Người uốn nắn cẩu thả, vô trách nhiệm, phản khoa học làm sao có cây tre tốt?

Hãy giúp cho những đứa trẻ, những rường cột của tương lai đất nước được phát triển trí tuệ, sự thông minh và tài năng, nhân cách qua tấm gương tốt đẹp của thầy cô, qua chương trình và những buổi học vừa đủ, vừa tầm, vừa sức, vừa phát triển thể lực và tâm hồn. Nên chuyển việc học thêm sang cho những giáo viên yếu kém. Thầy hay là trò giỏi, vì vậy giáo viên cần có đủ năng lực và phẩm chất, luôntrau dồi chuyên môn, kiến thức, nghiên cứu thêm phương pháp giảng dạy phù hợp với thời điểm, không gian và tâm sinh lý học trò. Cho nên, thay vì trò, thầy cô cần học thêm hơn ai hết!

Các trường hợp không được dạy thêm

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường hợp không được dạy thêm gồm: Học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Đọc thêm

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật Giáo dục

Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

TTTĐ - Không ngừng rèn luyện và tự tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Nhật mỗi ngày; thường xuyên đọc báo, nghiên cứu tài liệu về văn hóa Nhật… Đó là những bí quyết khiến Lê Hà - sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) được biết đến với khả năng nói tiếng Nhật lưu loát như tiếng Việt.
Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học Giáo dục

Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TTTĐ - Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, kết luận nhấn mạnh từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Đây là chủ trương lớn thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy

TTTĐ - Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 và ra mắt “Cẩm nang đánh giá tư duy”.
Xem thêm