Tag

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên

Người Hà Nội 18/11/2023 10:00
aa
TTTĐ - Đất Chèm - Vẽ (thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, đỗ đạt. Ngày nay, nội lực từ quá khứ đang trở thành động lực để quận Bắc Từ Liêm vươn lên, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế và truyền thống.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương"

Vinh dự đón Bác Hồ về thăm

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ huyện Ba Vì, đến đoạn Chèm - Vẽ (Bắc Từ Liêm), dòng nước chậm lại, tạo ra một vùng tụ khí lành. Cũng tại nơi đây đã hình thành "làng khoa bảng" đứng đầu kinh thành Thăng Long, sản sinh nhiều danh nhân, các bậc hiền tài, khoa bảng nức tiếng trong lịch sử dân tộc.

PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) chia sẻ: Đối với khái niệm “làng khoa bảng” thì Thăng Long - Hà Nội đứng đầu cả nước. Dưới thời phong kiến, trong 21 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước, tức những làng có hơn 10 người đỗ đại khoa (từ phó bảng trở lên) thì Hà Nội có đến 6 làng. Trong đó, phải kể tới khu vực Chèm - Vẽ, nơi đã sản sinh tới 95 vị danh khoa.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Vùng đất khoa bảng bên sông Hồng đã đóng góp hàng ngàn danh khoa trong lịch sử dân tộc

Ông Lê Văn Đôn (85 tuổi, trưởng Ban Quản lý di tích đình Đông Ngạc - Bắc Từ Liêm) tự hào kể: “Làng có 5 dòng họ là Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng. Cả 5 dòng họ này đều có nhiều người đỗ tiến sĩ, bảng nhãn và hoàng giáp. Họ Phạm có 16 vị tiến sĩ; Họ Phan có 7 tiến sĩ, 28 cử nhân và 50 tú tài; Họ Nguyễn có 5 tiến sĩ, 30 cử nhân và 40 tú tài. Cụ Phan Phu Tiên là Tiến sĩ khai khoa cho làng, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tý năm 1396 dưới triều vua Trần Thuận Tông.

Đến thời Nguyễn, ước tính sơ sơ làng Đông Ngạc đã có 25 người đỗ đại khoa, học hàm Tiến sĩ trở lên. Càng về sau, làng Vẽ càng nổi lên tên tuổi nhiều gương hiếu học, điển hình là cụ Phạm Quang Trạch. Có thuyết kể rằng, cụ Trạch chăm học đến mức nhà có vườn cau cụ ra ngoài vườn đọc sách, cứ đi vòng quanh các cây cau đọc sách mà tất cả các thân cây cau nhẵn bóng do cụ vịn tay vào nhiều quá, ma sát mòn cây”.

Người dân Đông Ngạc ngày nay vẫn tự hào kể với nhau rằng, những người con ưu tú của vùng đất này đã mang tới vinh dự to lớn, đặc biệt cho vùng đất Từ Liêm. Cụ thể nhất là sự kiện Bác Hồ đến thăm và chúc Tết Nhân dân địa phương năm 1962.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Bác Hồ về thăm và chúc Tết Nhân dân Đông Ngạc năm 1962.

Đồng chí Nguyễn Văn An, Bí thư Đảng ủy phường Đông Ngạc, kể lại sự kiện đó như sau: “Mồng một Tết Tân Sửu - tức ngày 5/2/1962, như lệ thường, Đảng ủy và Ủy ban Nhân dân xã Đông Ngạc (nay là phường Đông Ngạc) mời các cụ phụ lão và Nhân dân ra làm lễ chào cờ tại đình. Lễ chào cờ xong, mọi người vội vã ra về để cùng gia đình làm cỗ đón Xuân.

Gần 9 giờ, một chiếc xe ô tô đi từ Cổ Nhuế lên, đỗ trên đê sông Hồng. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, giản dị trong bộ quần áo kaki bạc màu, chân đi đôi dép cao su. Người không ở đình mà nhanh nhẹn xuống dốc, đi thẳng vào xóm. Theo sau Người là đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội và một số cán bộ khác. Bác hiện ra bất ngờ quá, như ông tiên trong truyện cổ tích...”.

Sự xuất hiện bất ngờ và cảm động của Bác Hồ đã khắc sâu vào lòng người dân Đông Ngạc - làng Vẽ một tình cảm tha thiết. Đồng thời, càng khiến họ tự hào về truyền thống của quê hương. Bởi, Bác Hồ đến làng Vẽ không chỉ là chúc Tết Nhân dân, mà cũng là tới thăm cố thổ của một người bạn thân thiết từ thuở Bác còn bôn ba đi tìm lý tưởng nơi trời Tây: Đó là tiến sĩ Phan Văn Trường (1876 - 1933).

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Cụ Phan Phu Tiên - Tiến sĩ khai khoa làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Lịch sử ghi lại rằng, Tiến sĩ luật Phan Văn Trường đã cùng cụ Phan Châu Trinh đẩy mạnh phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp đầu thế kỷ XX. Khi Nguyễn Ái Quốc đến Paris, Tiến sĩ Phan Văn Trường đã hết lòng giúp đỡ, nhường nhà ở, giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc nâng cao trình độ tiếng Pháp, sưu tầm tài liệu về Chủ nghĩa Mác, về Cách mạng Tháng Mười ở Nga…

Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Paris đi Mátxcơva thì tiến sĩ Phan Văn Trường cũng rời Pháp về Việt Nam. Đó có thể là một phần lý do khiến Bác Hồ dành tình cảm đặc biệt cho vùng đất Đông Ngạc.

Tiếp nối truyền thống ngàn năm

Bên cạnh các danh nhân của dòng họ Phan, dòng họ Hoàng làng Vẽ cũng góp nhiều tên tuổi lớn. Ví như giáo sư, bác sĩ Hoàng Tích Trí (1903 - 1958) là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến khi ông mất; Bà Hoàng Thị Nga, nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam; Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm; GS. TS Hoàng Vĩnh Giang; GS. TS Hoàng Thủy Nguyên; GS. TS Hoàng Thủy Long...

Dòng họ Phạm làng Vẽ cũng không kém phần hiển vinh. Nhiều người trong họ Phạm đã thành đạt, trong đó có Trung tướng GS. TS Phạm Gia Khánh, Giám đốc Học viện Quân y; GS.TS Phạm Gia Khải, Viện trưởng Viện Tim mạch; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm là hậu duệ đời thứ 17 chi Ất.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Khen thưởng cho học sinh Bắc Từ Liêm đã có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua năm học 2022-2023.

Cho đến ngày nay, nghiệp đèn sách như đã ngấm vào máu, vào tinh thần cầu thị, hiếu học của người Đông Ngạc. Ở Đông Ngạc có 23 chi hội khuyến học với 5.182 hội viên. Để công tác khuyến học đi vào chiều sâu đến từng hộ gia đình, nhiều mô hình, phong trào học tập đã được phát động như “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”… Kết quả, hàng năm có 95 - 97% gia đình đăng ký và đạt tiêu chí. Từ năm 2014 đến nay, các chi hội khuyến học đã tổ chức khen thưởng, động viên cho 25.000 lượt học sinh, giáo viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện…

Ông Phan Quốc Bảo (trưởng Phan tộc làng Đông Ngạc) cho hay, 7 chi họ Phan làng Đông Ngạc (gồm Đẩu, Sâm, Khuê, Tương, Cơ, Vệ, Bích) đều chú trọng việc bồi dưỡng cho con cháu. Tính ra, họ Phan làng Đông Ngạc đã nhận được trên dưới 10 bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, vinh danh 400 học sinh đỗ đạt vinh hiển.

Mở rộng ra, tinh thần hiếu học đã và đang được quận Bắc Từ Liêm phát huy mạnh mẽ, trở thành nền tảng cho sự phát triển. Được biết, quận Bắc Từ Liêm hiện có 62 trường học và 247 nhóm lớp mầm non tư thục với 4.927 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân và 70.478 học sinh; trong đó có 43/50 trường công lập đã đạt chuẩn quốc gia, đạt 86%, (có 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao chất lượng ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên

Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Bắc Từ Liêm đón nhận Cờ thi đua của thành phố.

Toàn ngành có 800 sáng kiến được xếp loại cấp quận, 197 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp thành phố. Kết quả thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 được duy trì trong tốp 10 của thành phố, điểm trung bình các môn thi đều tăng so với năm trước. Tại các cuộc thi và những sân chơi trí tuệ, học sinh Bắc Từ Liêm đã đạt hàng ngàn giải thành phố, quốc gia, quốc tế...

Năm học 2022-2023, quận Bắc Từ Liêm có 185 lượt học sinh khối 9 thi đỗ các trường chuyên; có 1.823 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 309 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 51 tập thể lao động tiên tiến; 16 tập thể đạt lao động xuất sắc; 12 tập thể, 13 cá nhân được tặng Bằng khen của thành phố; 12 cá nhân được tặng chiến sĩ thi đua thành phố; 2 tập thể, 10 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo; 1 tập thể được tặng Cờ thi đua Chính phủ...

Đối với câu chuyện giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống hiếu học của "làng khoa bảng" tại Bắc Từ Liêm, TS Nguyễn Viết Chức (Chủ tịch Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long) nhận định: “Các làng khoa bảng đất Thăng Long như là cái nôi để nuôi dưỡng người tài.

Miếng cơm ngụm nước quê hương, nuôi dưỡng ý chí trở thành người tài, trở thành người khoa bảng. Người có tài, có đức mới làm việc được - tiền nhân đã nói rằng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Có thịnh, có vượng, thì Thủ đô mới thịnh vượng, đất nước mới thịnh vượng được. Nó rất đơn giản, chân lý là vậy”.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm