Tag

Tư tưởng phân biệt chủng tộc có hình thành ở trẻ em?

Giáo dục 16/04/2021 15:46
aa
TTTĐ - Nghiên cứu mới của Đại học Monash cho thấy, trẻ em có đủ nhận thức để thảo luận về các vấn đề phân biệt chủng tộc trong lớp học và với bạn bè, nhưng cha mẹ và giáo viên lại đang chủ động lảng tránh chủ đề này.
Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em, học sinh Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em, học sinh
Hội đồng trẻ em - Hội đồng trẻ em - "cơ quan" đại diện tiếng nói của trẻ em thành phố Hà Nội
Nhức nhối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ Nhức nhối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ
Câu lạc bộ golf danh tiếng Ấn Độ bị cáo buộc phân biệt chủng tộc Câu lạc bộ golf danh tiếng Ấn Độ bị cáo buộc phân biệt chủng tộc

Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Khoa Giáo dục của Đại học Monash cho thấy rằng hành động giữ im lặng của người lớn khi thảo luận về phân biệt chủng tộc có thể trở thành định kiến ăn sâu trong thời thơ ấu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Thành kiến chủng tộc là khi ai đó có quan điểm, cảm nhận hay đánh giá tiêu cực hoặc tích cực một cách không công bằng về một người dựa trên chủng tộc của họ.

Tác giả chính, nhà tâm lý học và ứng viên tiến sĩ, Hannah Yared chia sẻ: “Thành kiến về chủng tộc bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần dần trong suốt cuộc đời, từ đó trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Trẻ em cũng thường xuyên là nạn nhân của hành động phân biệt chủng tộc. Trên thực tế, nơi phổ biến nhất mà trẻ em bị phân biệt chủng tộc là trong môi trường học đường”.

“Thành kiến chủng tộc có xu hướng thể hiện ra bên ngoài mạnh nhất trong thời thơ ấu và phai dần trong thời kỳ thanh thiếu niên. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy thành kiến chủng tộc bên trong tiềm thức của chúng ta vẫn giữ nguyên từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đang phân biệt chủng tộc nhiều hơn so với những gì chúng ta muốn thừa nhận”, Hannah nói.

Tư tưởng phân biệt chủng tộc có hình thành ở trẻ em?

Tại sao người lớn lại tránh nói về chủ đề này với trẻ em?

Mặc dù trẻ em có khả năng và cần thảo luận về chủng tộc, cha mẹ và giáo viên lại chủ động lảng tránh những cuộc trò chuyện và tiếp tục phớt lờ sự đa dạng văn hóa với suy nghĩ rằng trẻ em chưa đủ nhận thức về những vấn đề này. Từ chối nói về chủng tộc không có tác dụng gì trong việc chống lại những tranh cãi, kiểm soát các quan điểm tiêu cực có nguy cơ sẽ duy trì đến tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Christine Grove và Tiến sĩ Denise Chapman từ Khoa Giáo dục Monash và được xuất bản trên tạp chí Tâm lý học Xã hội về Giáo dục, đã khám phá ra bốn nguyên nhân chính trong thái độ của học sinh tiểu học Úc đối với nạn phân biệt chủng tộc: Sự thiếu tự tin và năng lực của giáo viên về các vấn đề chủng tộc; Tính chuẩn mực của người da trắng; Sự phớt lờ về đa dạng văn hóa; Sự im lặng.

Nghiên cứu cho thấy người lớn không thích nói về chủng tộc và họ đặc biệt không muốn nói về vấn đề này với trẻ em. Các giáo viên thường cảm thấy không được đào tạo đầy đủ để đáp ứng với các lớp học đa dạng về chủng tộc hoặc văn hóa, đồng thời thể hiện sự thiếu tự tin trong việc đối phó với những học sinh đa dạng về chủng tộc và trải nghiệm. Mặt khác, trẻ em biểu lộ năng lực đầy đủ khi thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến về chủng tộc.

Nhiều giáo viên đã chọn cách im lặng khi không chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến chủng tộc. Điều thú vị là họ không đồng ý và cũng không tin rằng phân biệt chủng tộc đã xảy ra trong trường học của mình và cho rằng "trẻ em không nhận thức được về vấn đề này", sau đó thì không bàn luận thêm.

Hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc đối với trẻ

Hannah cho biết trường học không chỉ là nơi trẻ em có những trải nghiệm đầu đời về sự phân biệt chủng tộc, đó còn là không gian mà trẻ em học được những thông điệp tích cực và tiêu cực về nó. Điều này xảy ra ở cấp độ hệ thống, từ giáo viên cho đến khi những đứa trẻ khác có những hành vi phân biệt này.

Là hệ quả của thành kiến phân biệt chủng tộc, các học sinh yếu thế có khả năng bị đình chỉ hoặc đuổi học vì những vi phạm tương tự như các học sinh da trắng. Thành kiến ngầm của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về học sinh, ví dụ như có kỳ vọng thấp hơn về nhận thức và kết quả học tập vì sự khác biệt về chủng tộc của chúng.

Những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc đối với trẻ em và thanh niên trải qua phân biệt chủng tộc rất sâu sắc. Những trải nghiệm này làm gia tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm, dễ dẫn tới lạm dụng chất kích thích cũng như giảm lòng tự trọng và sự tự tin trong học tập.

Để chủ đề về phân biệt chủng tộc không còn bị né tránh tại trường học

Phớt lờ các chủ đề nhạy cảm không phải là cách để giải quyết hoặc phản đối hiện trạng phân biệt đối xử. Thay vào đó, tránh né chỉ đơn thuần tạo ra những thông tin không chính xác đến những đứa trẻ có vấn đề với chủng tộc và sự hòa nhập. “Việc kết hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và đưa sự hiểu biết về chủng tộc và khả năng chống phân biệt chủng tộc vào chính sách của chính phủ - đảm bảo rằng giáo viên và lãnh đạo trường học có trách nhiệm khuyến khích việc đưa chính sách này vào trường học”, Hannah nói.

Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần được đào tạo để có thể tự tin khi thảo luận về những chủ đề này với trẻ, đồng thời dành đủ không gian và thời gian cho việc này. “Có lẽ việc tăng cường nhận thức của giáo viên về thành kiến và thế giới quan của chính họ có thể góp phần làm tăng sự tự tin khi thảo luận về lĩnh vực này với trẻ em”.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm