Tag

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 11/09/2024 04:00
aa
TTTĐ - Hệ thống quan điểm lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh giá trị dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người về văn hoá đã trở thành kim chỉ nam trong việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hoá, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Khí chất Thăng Long, hào hoa Hà Nội" Lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội

Văn hóa - di sản quý báu

Trong kho tàng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm về văn hóa là “di sản tinh thần quý báu”, có vị trí quan trọng, hàm chứa những giá trị to lớn đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

Ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, khái niệm “văn hóa” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khi Người còn đang trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch. Trong “Mục đọc sách” ở phần cuối tập “Nhật ký trong tù” (1942 - 1943), Người cho rằng văn hóa gắn với lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống.

Quan điểm của Người về văn hoá xuất phát từ cách tiếp cận chủ nghĩa Mác và gần gũi với đời sống khi coi văn hóa gắn với các phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người. Văn hóa được sinh ra từ hơi thở cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương thức sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.

Văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động, từ suy tư đến hành động, từ hoạt động cá nhân đến vận động xã hội, từ sản xuất vật chất đến sáng tạo tinh thần. Với ý nghĩa đó, ở đâu có con người và hoạt động của con người thì ở đó có văn hoá.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là “đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội”.

Chính văn hoá làm nên sức sống của một dân tộc không cân sức về kinh tế, không cân sức về vũ khí nhưng đã quật cường đánh bại thực dân và đế quốc. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, một lịch sử được viết nên bởi những chiến thắng vẻ vang, đánh đuổi giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc, phương Đông tới phương Tây. Nhìn qua lăng kính của lịch sử, triết học và nhân sinh, văn hoá là sức mạnh trầm tích và quật khởi, là “nguyên khí” giúp dân tộc Việt Nam kiên trung vượt qua hàng ngàn tấn bom của các đội quân hùng bạo nhất thế giới.

Trong hệ thống lý luận về văn hoá và nhiều tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đề cập tới những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc. Những giá trị này được hun đúc ngay từ buổi đầu lập nước và được minh chứng qua lịch sử đấu tranh vệ quốc.

Bằng việc chỉ ra những giá trị tốt đẹp của con người và bản sắc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã khơi dậy một niềm tin kiên định vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không thể phủ nhận rằng đường lối và chủ trương của Đảng ta từ giai đoạn lãnh đạo quân và dân ta thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc cho tới thời kỳ đất nước đổi mới đều nhất quán, kiên định trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi sức sống bất hủ trong tư tưởng của Người không chỉ hàm chứa những lý luận khoa học, những triết lý nhân văn sâu sắc mà còn là điểm tựa, là động lực phát triển đất nước bền vững trong thời kỳ hội nhập.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thế giới

Tiếp tục trên đà tăng trưởng, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Đảng ta đã xác định mục tiêu: phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI “nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu đó, cần vận dụng phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng về văn hoá, làm cho văn hóa trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau đây là một số khuyến nghị xin đề xuất.

Xây dựng văn hóa thành động lực phát triển

Hiện nay, các tài nguyên thiên nhiên ngày càng có xu hướng cạn kiệt, nhưng riêng văn hóa sẽ là nguồn của cải vô tận. Dưới góc độ kinh tế, các sản phẩm của công nghiệp văn hóa có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hai yếu tố quan trọng nhất để phát triển công nghiệp văn hóa đó là “sáng tạo” và “bản sắc”.

Do vậy, xu hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam cần đáp ứng được các yếu tố này. Để văn hóa trở thành "động lực đột phá" đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, thiết nghĩ, nên tập trung đặc biệt vào các giải pháp về con người như sau:

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm “Tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc”. Do đó, cần chú trọng đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật, đặc biệt là nghệ nhân dân gian - những báu vật sống của nền văn hóa nước nhà. Cần xây dựng chế độ về lương, thưởng và ghi nhận những danh hiệu xứng đáng cho các nghệ nhân, nghệ sỹ để tạo động lực, khuyến khích đội ngũ này tiếp tục tập trung nghiên cứu, cống hiến những sáng tạo và truyền nghề cho thế hệ mai sau.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Phát triển công nghiệp văn hóa từ những tour đêm ở Hà Nội

Hai là, thúc đẩy hoạt động sáng tạo những tác phẩm văn học nghệ thuật phụng sự cho tổ quốc, cụ thể tập trung vào các đề tài ca ngợi truyền thống hào hùng của dân tộc, những tấm gương người tài đức trong lịch sử và thời kỳ mới. Những tác phẩm này góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, xây dựng tình cảm quân dân thân thiết vững bền, làm cội nguồn sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Nhà nước cần có những sách đầu tư và triển khai hiệu quả các nguồn lực nhằm khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thấm đẫm giá trị dân tộc, nhân văn.

Ba là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ văn hoá có tài, có tâm, có tinh thần trách nhiệm và có khát vọng sáng tạo, cống hiến. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Do đó, tùy thuộc vào điều kiện vùng miền, địa phương, cán bộ văn hóa cần có phương thức ứng xử linh hoạt, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào; nắm vững tình hình thực tiễn với phương châm gần dân, dựa vào nhân dân để cùng nhân dân quản lý tốt đời sống văn hóa.

Trước đây, Đề cương văn hoá 1943 có đưa ra 3 nguyên tắc phát triển văn hoá đó là “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng”. Trong thời kỳ mới, 3 nguyên tắc đó được bổ sung và phát triển thành quan điểm: phát triển văn hoá Việt Nam thấm nhuần tinh thần “Dân tộc - Nhân văn - Dân chủ - Khoa học”. Văn hóa thấm nhuần tinh thần “dân tộc” là văn hóa yêu nước. Văn hoá thấm nhuần tinh thần “nhân văn” là văn hoá yêu thương con người. Văn hoá thấm nhuần “dân chủ” là văn hoá phát triển, giải phóng con người triệt để. Và văn hoá thấm nhuần “khoa học” là văn hoá hướng con người tới nếp sống văn minh, từng bước loại bỏ những thói hư, tật xấu, những yếu tố lạc hậu trong xã hội. Như vậy, để xây dựng một nền văn hoá và con người Việt Nam toàn diện vững bước trong thế kỷ XXI.

Một là, xây dựng một hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại mới vừa phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa phù hợp với những giá trị văn hóa của thời đại. Những hệ giá trị đó sẽ định hướng cho con người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất và năng lực, có khả năng đảm nhận những trọng trách mới trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Hai là, phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền cổ vũ, tôn vinh những cá nhân, tổ chức điển hình, tiên tiến và phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Dùng thông tin chính thống đẩy lùi những thông tin xấu độc. Dùng những tấm gương tốt để định hướng con người hoàn thiện bản thân. Nâng cao hiểu biết của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động tìm hiểu, thi đua đấu tranh chống “giặc nội xâm”, chống chủ nghĩa cá nhân, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Ba là, không ngừng phát huy vai trò xung kích của thanh niên Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hoá thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học. Bởi đây là lực lượng người lao động chủ lực vào giữa thế kỷ XXI. Do đó, cần đặc biệt đổi mới các phong trào, các mô hình thanh niên xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên số nhằm thu hút, khích lệ các đoàn viên, thanh niên tham gia tìm hiểu, học hỏi, quảng bá về lịch sử, văn hoá Việt Nam. Mỗi đoàn viên, thanh niên là một sứ giả văn hóa, xung kích đi đầu trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Tựu chung lại, giáo dục đào tạo song hành với phát huy bản sắc dân tộc, gắn kết văn hoá với kinh tế, phát triển công nghiệp văn hoá, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ mới là những nội dung trọng tâm được đề xuất trên cơ sở vận dụng sáng tạo giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung này góp phần phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam để vững bước đi tới tương lai tươi sáng - “trở thành nước phát triển giữa thế kỷ XXI”.

Đọc thêm

Xây dựng “hạt nhân” để lan tỏa, tạo động lực cho văn nghệ sĩ Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Xây dựng “hạt nhân” để lan tỏa, tạo động lực cho văn nghệ sĩ

TTTĐ - Với vai trò là lực lượng trực tiếp sáng tạo nên các sản phẩm văn hóa, văn nghệ, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ ở Thủ đô Hà Nội không thể đứng ngoài việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lựa chọn một số văn nghệ sĩ ở Thủ đô Hà Nội có uy tín xây dựng thành những “hạt nhân”, kịp thời khích lệ, tuyên dương những văn nghệ sĩ có thành tích tiêu biểu, nổi bật chính là những cách làm hay để tạo động lực cho họ tiếp tục cống hiến và phát huy vai trò của mình.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 2: Chưa được như kỳ vọng

TTTĐ - Chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung vào thu hút, đãi ngộ, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng…
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Nhiệm vụ cấp bách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Nhiệm vụ cấp bách

TTTĐ - Sự phai nhạt lý tưởng cộng sản (LTCS) trong một bộ phận đảng viên đang trở thành mối lo ngại lớn, ảnh hưởng không chỉ đến sức mạnh của Đảng mà còn đến vận mệnh quốc gia. Theo chia sẻ từ ông Đỗ Xuân Bính - đảng viên thuộc Chi bộ 15, Đảng bộ phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội) việc suy giảm ý chí và niềm tin vào lý tưởng của Đảng không chỉ khiến đảng viên tự loại mình khỏi hàng ngũ ưu tú mà còn là nguyên nhân sâu xa đe dọa sự tồn tại của đất nước.
Bài 1: Quan điểm xuyên suốt Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 1: Quan điểm xuyên suốt

TTTĐ - Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg ngày 15/10/2024 về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu đưa Hà Nội trở thành Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” vào năm 2030. Đây là nhiệm vụ trọng đại, mang tầm quốc gia, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể Đảng viên, Nhân dân Thủ đô và cả nước.
Niềm tin vào sức mạnh con người Việt Nam Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Niềm tin vào sức mạnh con người Việt Nam

TTTĐ - Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam. Người là trường hợp hiện hữu của lịch sử khi đã “trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống” và thời gian càng lùi xa, sức sống và giá trị trong tư tưởng của Người càng tỏa sáng. Trong kho tàng tư tưởng của Người, hệ thống quan điểm về văn hóa là “di sản tinh thần quý báu”, hàm chứa những giá trị to lớn đối với sự phát triển và nâng cao tầm vóc của nền văn hóa Việt Nam.
Gen Z “truyền lửa” lịch sử và tình yêu nước Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Gen Z “truyền lửa” lịch sử và tình yêu nước

TTTĐ - Ngày nay, những người trẻ là thế hệ được thừa hưởng thành quả và truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã gây dựng, đánh đổi bằng cả xương máu. Vậy nên, việc bồi đắp cho thế hệ trẻ kiến thức, tình yêu nước và lòng biết ơn, tự hào về lịch sử dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực Thời sự

Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực

TTTĐ - Vấn đề phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, là rào cản cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.
Xem thêm