Tag

Tự hào chúng tôi là nhà báo

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/06/2024 12:00
aa
TTTĐ - Nghề báo xưa nay vẫn nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng đầy vinh quang. Các thế hệ nhà báo luôn tự hào là những “thư ký thời đại”.
Hành trình về nguồn của những người làm báo Thủ đô “Làng báo” rộn ràng mừng 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đưa chuyện đời thực đi muôn nơi

Năm 2008, anh Lê Đức Hiệp (hiện công tác tại Báo Đại biểu Nhân dân) bắt đầu vào nghề báo. Cơ quan đầu tiên anh làm việc là báo Đại Đoàn kết. Sau đó anh chuyển sang báo Vnexpress và nay công tác tại báo Đại biểu Nhân dân.

Anh từng theo dõi nhiều mảng như: Văn hoá, Thời sự - Chính trị, Kinh tế. Qua mỗi cơ quan, anh học được nhiều điều hay. Nhà báo Đức Hiệp kể, ngày đầu mới bước vào nghề, anh nghĩ rằng, nghề báo chỉ đơn giản là được đi nhiều, rồi viết những gì tai nghe, mắt thấy, những gì mình cảm nhận được từ thực tế nhưng sau một thời gian trải nghiệm với nghề, anh nhận ra, nghề báo không dễ dàng, hào nhoáng như những gì tưởng tượng trước kia.

Nhà báo Lê Đức Hiệp
Nhà báo Lê Đức Hiệp

Để có được một tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh đúng thực tế và tạo được dư luận xã hội tốt đến với độc giả, đòi hỏi người phóng viên không chỉ năng động, tích cực đi cơ sở mà còn phải quan sát thực tế tốt, có sự tổng hợp vấn đề, từ đó nghiên cứu, phân tích, chắt lọc để phản ánh đúng sự việc, sự kiện. Ngược lại, người làm báo không tự trau dồi kiến thức và có niềm đam mê thực sự thì sẽ không thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghề nghiệp.

Theo anh Hiệp, trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay, mỗi người làm báo cần trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng tiếp cận chuyên sâu khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào báo chí. Hiện nay, nhiệm vụ của báo chí càng có nhiều sức ép cạnh tranh hơn bao giờ hết, đòi hỏi người làm báo không ngừng chủ động, sáng tạo, làm chủ thông tin theo hướng chuyên nghiệp, giàu tính chiến đấu, hiện đại và nhân văn.

Làm báo đi nhiều nơi, nhà báo Hiệp được trải nghiệm, tiếp thu nhiều kiến thức, kinh nghiệm và nhận thấy, ngoài kia có bao nhiêu mảnh đời còn khó khăn cần được giúp đỡ. Anh kể, anh từng có chuyến đi tác nghiệp cùng tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tới Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Đoàn công tác vào tận bản ở huyện Mèo Vạc, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, có những em bé không có cơm để ăn, các thầy, cô giáo phải quyên góp ủng hộ. Những đôi chân trần trong giá rét, bờ môi tím lại trong gió lạnh hay làn da đen nhẻm vì thời tiết khắc nghiệt khiến anh nhớ mãi và không khỏi cảm thương.

Nhà báo Hiệp là phóng viên gắn bó với công tác Đoàn
Nhà báo Lê Đức Hiệp gắn bó với công tác Đoàn

Tất cả điều đó là chất liệu cuộc sống sinh động cho tác phẩm báo chí của anh và thêm hoàn thiện bản thân hơn từ trong những tin, bài. “Hằng ngày được đồng hành với công việc, gắn liền với chuyến đi, nhân vật trong câu chuyện của mình, tôi tự hào khi kể những câu chuyện từ đời thực, chuyển tải tin tức từ miền biên viễn xa xôi, nơi đô thành tấp nập, hiện đại đến với công chúng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, những câu chuyện ấy được truyền đi khắp muôn nơi.

Mỗi chuyến đi đều để lại cho tôi cung bậc cảm xúc khác nhau và đọng lại là kiến thức kinh nghiệm, cả những tình yêu thương, giúp tôi nuôi dưỡng cảm xúc, rèn sự kiên trì, bồi đắp thêm kỹ năng nghề và trưởng thành hơn trong cuộc sống”, nhà báo Lê Đức Hiệp bày tỏ.

Theo anh, hạnh phúc của những người làm báo là được thực hiện sứ mệnh "cầu nối" giữa các cấp, các ngành với người dân và ngược lại - phản ánh tiếng nói, nguyện vọng của Nhân dân đến cơ quan chức năng, các ngành, các cấp…

Dấn thân”, thỏa chí đam mê

Nhiều người cho rằng, làm báo là một nghề “mỹ miều” nhưng với các phóng viên làm thời sự, lao vào điểm nóng, vùng bão lũ, hay công tác ở vùng cao, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đây là công việc gian nan, nhọc nhằn đặc thù. Nhà báo Phạm Hoa (công tác tại Ban Thời sự, Trung tâm Truyền hình Công an Nhân dân) là một trong những người rất thấm điều đó.

Nhà báo Phạm Hoa
Nhà báo Phạm Hoa

Hiện, chị Hoa luôn sát sao mảng được lãnh đạo cơ quan phân công theo dõi. Mỗi khi kỳ thi của học sinh đến, 5 rưỡi sáng, chị đã phải dậy, rời nhà, đến địa điểm thi, để kịp thời cập nhật tin tức.

Đối với phóng viên, biên tập viên làm thời sự, những bữa cơm vội vã, quên ăn hay thức trắng đêm để xử lý tin, bài là chuyện thường ngày. Có con nhỏ, chị từng phải đối diện với sự nũng nịu, hờn dỗi của con khi mẹ bận rộn, lúc nào cũng tất bật, để hoàn thành cả việc cơ quan lẫn việc nhà.

Những ngày hè nắng như đổ lửa, nữ nhà báo vẫn không vắng bóng ở sân trường, khu vực trường thi, đồng hành cùng với các bạn học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, từ đó, nữ nhà báo 8X có nhiều phóng sự sâu sắc về giáo dục.

Lăn lộn ở các điểm thi những ngày nắng đỉnh điểm, mồ hôi nhễ nhãi từ sáng sớm cho đến thí sinh về hết, hình ảnh nữ phóng viên năng động khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ. Với chị, đó là niềm vui vì được chắp bút phản ảnh không khí trường thi, những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục. Chị Hoa còn được mệnh danh là “phóng viên bão lũ”, bởi suốt thời tuổi trẻ, chị luôn có mặt ở vùng rốn lũ, tâm bão để đưa tin.

Nhà báo Phạm Hoa cùng đồng nghiệp
Nhà báo Phạm Hoa cùng đồng nghiệp

Nhớ lại thời gian đầu mới làm báo, lần đầu tiên khi “đứa con tinh thần” của mình được đăng tải, lên sóng, chị Hoa dâng trào cảm xúc. Nữ nhà báo bộc bạch: “Tôi rất vui, hạnh phúc xen lẫn tự hào mỗi khi thấy tác phẩm của mình trên truyền hình. Mỗi lần gặp gỡ, phỏng vấn nhân vật đều là sự mới mẻ đã tạo cảm hứng cho tôi sáng tạo nên tác phẩm của mình”.

Chị kể, cũng có lúc sai sót, quên bài vì công việc liên tục mà bản thân lại rất bận, vừa là người vợ, người mẹ của hai đứa con nhỏ nhưng yêu nghề nên luôn nỗ lực vượt qua.

Càng gắn bó, nữ nhà báo càng thấy đam mê, say nghề, bởi làm báo không chỉ cho chị được thỏa sức khám phá những miền đất mới, con người mới mà còn hiểu hơn về cuộc sống này, rằng mình có thể giúp ích cho cuộc đời bằng ngòi bút và bằng trí lực của bản thân.

Theo nhà báo Phạm Hoa, trong thời đại công nghệ ngày nay, người làm báo chuyên nghiệp phải có nhiều kỹ năng công nghệ, cần có sức khỏe, sự dẻo dai. Bởi bên cạnh nội dung tin bài sâu sắc, phong phú, nhà báo còn phải chạy đua với thời gian để sáng tạo tác phẩm một cách nhanh nhất.

“Dù khó khăn, vất vả, phải đối diện với nhiều thách thức nhưng gắn bó với nghề, tôi càng thấm thía rằng, để đạt được thành công trong nghề, người làm báo phải phấn đấu không ngừng nghỉ, cả bằng trí tuệ, sức lực, thậm chí có cả nước mắt của những con người dám “dấn thân”, để thỏa chí đam mê với con chữ, hình ảnh mang hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên, sau tất cả, tôi vẫn luôn tự hào vì mình là nhà báo, được làm một nghề rất đỗi vinh quang”, nhà báo Phạm Hoa bày tỏ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của “thế hệ vươn mình” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của “thế hệ vươn mình”

TTTĐ - Sáng 3/4, trường Lê Duẩn phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với thanh niên trong “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” cho các cán bộ Đoàn chủ chốt Thủ đô.
Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn

TTTĐ - Chiều 2/4, trường Lê Duẩn phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành đoàn tổ chức tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội và phòng tránh những văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng cho cán bộ Đoàn chủ chốt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ

TTTĐ - Ngày 2/4, trường Lê Duẩn tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn các quận, huyện, thị xã năm 2025.
"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản

TTTĐ - Với niềm tin "tri thức không bao giờ là đặc quyền của riêng ai", một dự án bắt đầu từ những chuyến đi lặng lẽ lên bản, mang theo sách, bút… đã được các thành viên trong The Viet Projects thực hiện. “Trạm đọc cho em” – hành trình "cõng sách" lên bản đang được các bạn trẻ nối dài tới những vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh”

TTTĐ - Với công trình thanh niên “Tủ thông minh Hublock" các bạn trẻ đã mang đến sự tiện lợi cho cư dân tòa nhà HanCorp N04A (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong việc giao nhận hàng hóa thông qua mã QR hoặc mã pin trên điện thoại di động, phục vụ 24/7.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

TTTĐ - Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

TTTĐ - Võ Minh Quang sớm khẳng định tài năng qua loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước, từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc lớn ở Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia… Đặc biệt, chàng trai trẻ nỗ lực phổ biến âm nhạc cổ điển tới cộng đồng trẻ trong nước bằng các hoạt động hòa nhạc và chương trình giao lưu văn hóa.
Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm