TP HCM xử lý gần 7.000 công trình xây dựng vi phạm
Hội nghị trực tuyến “Xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố”
Bài liên quan
TP HCM tổ chức làn xe buýt ưu tiên trên đường Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ
Trong tương lai, TP HCM quy hoạch thành đa trung tâm
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao TP HCM – Cần Thơ
TP HCM mở đợt cao điểm thanh tra vi phạm giao thông
Sáng 30/7, UBND TP HCM tổ chức hội nghị trực tuyến “Xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố”.
Báo cáo tại hội nghị, Sở Xây dựng TP cho biết, trên cơ sở phân loại theo nội dung Giấy phép xây dựng (GPXD), nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn TP là khá cao, GPXD nhà ở riêng lẻ được cấp trong các năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 chiếm 89% trên tổng số GPXD được cấp trên địa bàn TP. Cụ thể, trong các năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tổng số GPXD được cấp là 126.397 giấy; Trong đó, GPXD nhà ở riêng lẻ là 112.720 giấy.
Về tình hình xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng thời gian qua, tổng số công trình vi phạm trong năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 là 6.825 công trình.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP do quy định của pháp luật như Luật Xây dựng năm 2014 không quy định các biện pháp ngưng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm TTXD. Điều này gây khó khăn trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
Hiện nay, việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm còn nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến thẩm quyền tổ chức cưỡng chế; Kinh phí cưỡng chế; Lực lượng thực hiện công tác cưỡng chế.
Đồng thời, do đặc thù của TP có tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng vi phạm TTXD trên địa bàn một số quận ven và huyện ngoại thành diễn biến phức tạp. Cùng với đó, tình hình tăng dân số cơ học cao tại TP dẫn đến nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tăng cao làm phát sinh tình trạng mua, bán đất nông nghiệp, phân lô trái phép, xây dựng trên đất nông nghiệp. Mặt khác, hạn mức chuyển đổi sang đất ở tại các địa phương còn rất ít dẫn đến người dân không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất để xin cấp phép xây dựng.