TP HCM: Thực hiện Kế hoạch bình ổn giá thị trường trong năm 2019
TP HCM đề xuất lượng sữa tham gia bình ổn thị trường chiếm từ 30% đến 35% mức tiêu dùng (Ảnh: Mỹ Triều)
Bài liên quan
TP HCM: Huy động trên 12.000 nhân lực thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở
TPHCM: Tiến hành khảo sát, rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2019 - 2020
TP HCM: Thành lập Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, tập trung giải quyết dứt điểm ngập nước
Theo đó, UBND TP HCM cho biết, chương trình bình ổn thị trường 2019 sẽ tập trung thực hiện việc bình ổn giá đối với các nhóm mặt hàng bao gồm: Các mặt hàng lương thực và thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, các mặt hàng sữa năm 2019 – Tết Canh Tý năm 2020 và các mặt hàng dược phẩm thiết yếu.
Cụ thể, theo kế hoạch, đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, TP HCM yêu cầu các đơn vị quản lý đảm bảo lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 30% nhu cầu thị trường đối với các tháng thường và từ 30% đến 40% nhu cầu thị trường đối với các tháng Tết. Trong đó, các mặt hàng bình ổn bao gồm: lương thực (gạo, mì gói, bún khô...); đường RE, RS; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả; thủy hải sản; gia vị… Đồng thời, đối với các nhóm mặt hàng này, giá bình ổn phải đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% đến 10% và giữ ổn định giá bán trong thời gian 2 tháng dịp Tết Canh Tý năm 2020 (1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết).
Riêng với các mặt hàng sữa như: sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho bà mẹ mang thai, sữa bột chức năng (dành cho người cao tuổi, người bệnh, người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường); sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất (gồm sữa nước, sữa chua uống và ca cao). Bên cạnh đó, theo kế hoạch, UBND TP HCM cũng đưa ra chương trình bình ổn đối với các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, theo đó, giá bình ổn đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 10% đến 15%. Đồng thời yêu cầu lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu tiêu dùng của học sinh, sinh viên trên địa bàn TP trong năm học 2019 – 2020 với các mặt hàng như: tập vở, cặp, ba lô, túi xách, đồng phục học sinh, giầy… Theo đó, thời gian cao điểm cung ứng các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng từ ngày 1/5 đến ngày 31/10/2019.
Còn đối với các mặt hàng dược phẩm thiết yếu, trong năm 2019, TP HCM yêu cầu đến các đơn vị quản lý thuộc nhóm mặt hàng này phải đảm bảo số lượng thuốc bình ổn chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu mà người dân TP sử dụng trong năm. Theo kế hoạch, TP yêu cầu các đơn vị cung cấp thực hiện bình ổn giá với 21 nhóm thuốc bao gồm: thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho-hen phế quản, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin - khoáng chất, thuốc dùng ngoài, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu...