Tag
Rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Tôn trọng và bám sát thực tiễn

Tin tức 07/08/2024 21:01
aa
TTTĐ - Chiều 7/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển Hạn chót các bộ, ngành phải gửi báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật là ngày 31/8 Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Rút ngắn quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm chỉ đạo là việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm chỉ đạo là việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là thành viên Ban Chỉ đạo.

594 kiến nghị đối với 13 luật

Theo Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Sau khi Ban Chỉ đạo được thành lập, ngay trong ngày 8/7/2024, Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo đã họp phiên thứ nhất để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ Tư pháp, đến nay đã nhận được báo cáo của 15 bộ, cơ quan ngang bộ, 55 địa phương và một số hiệp hội, doanh nghiệp về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời nhận được 594 kiến nghị đối với 13 luật.

Trên cơ sở rà soát, Bộ Tư pháp và nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo đã tổng hợp, phân loại các vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách cần xử lý tại 13 luật để tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.

Trong đó, Luật Đầu tư có 4 nhóm nội dung; Luật Đầu tư công có 7 nhóm nội dung; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) có 5 nhóm nội dung. Luật Doanh nghiệp có 1 nội dung. Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch có 10 nhóm nội dung. Luật Ngân sách Nhà nước có 5 nhóm nội dung. Luật Quản lý thuế có 5 nhóm nội dung. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có 9 nhóm nội dung.Luật Kế toán có 7 nhóm nội dung. Luật Dự trữ quốc gia có 2 nhóm nội dung. Luật Kiểm toán độc lập có 7 nhóm nội dung. Luật Chứng khoán có 8 nhóm nội dung.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tinh thần có kế thừa và phát triển

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, hoan nghênh Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) đã kịp thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chủ động tổ chức triển khai các hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ; cảm ơn Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội luôn quyết tâm, đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong rà soát, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý.

Thủ tướng cơ bản nhất trí nội dung các tài liệu đã được chuẩn bị, đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại phiên họp; giao Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp thu các ý kiến xác đáng, tiếp tục hoàn thiện tài liệu, chuẩn bị nội dung phiên họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo.

Theo Bộ Tư pháp, đến nay đã nhận được báo cáo của 15 bộ, cơ quan ngang bộ, 55 địa phương và một số hiệp hội, doanh nghiệp về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời nhận được 594 kiến nghị đối với 13 luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Bộ Tư pháp, đến nay đã nhận được báo cáo của 15 bộ, cơ quan ngang bộ, 55 địa phương và một số hiệp hội, doanh nghiệp về rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời nhận được 594 kiến nghị đối với 13 luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ quan điểm chỉ đạo là việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa. Việc tháo gỡ vướng mắc góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tinh thần có kế thừa và phát triển, có điều chỉnh và bổ sung, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội, dễ làm trước, khó làm sau; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, tạo đột phá, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Phạm vi, đối tượng là các vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý, tháo gỡ để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt các nguồn lực hợp pháp khác; đồng thời tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng các dự án luật để sửa đổi 13 luật có nhiều vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách cần xử lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng các dự án luật để sửa đổi 13 luật có nhiều vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách cần xử lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tạo đột phá trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng

Nguyên tắc rà soát, xử lý là tập trung vào những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết, tạo đột phá trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng, công tâm, khách quan; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với thiết kế công cụ để tăng cường thanh tra, kiểm tra; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, sách nhiễu, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Về vướng mắc pháp lý của 13 luật như báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng dự án luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng dự án luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

Bộ Tư pháp phối hợp, bảo đảm quy trình thủ tục xây dựng các dự án luật theo đúng quy định. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất, gửi Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan để tổng hợp. Các cơ quan phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, tạo sự đồng thuận về các vấn đề có ý kiến khác nhau.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao hơn nữa, tập trung tối đa nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác này, chuẩn bị kỹ lưỡng, phấn đấu trình Quốc hội thông qua các dự án luật nói trên tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024), bảo đảm tính khả thi cao, hiệu quả khi các luật đi vào cuộc sống.

Đọc thêm

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn cho cán bộ Công đoàn Lào Tin tức

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn cho cán bộ Công đoàn Lào

TTTĐ - Ngày 9/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác Công đoàn đối với cán bộ chủ chốt Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Luông Pha Băng (Lào).
Đảng viên tiên phong, gương mẫu phải ở mọi lúc, mọi nơi Xã hội

Đảng viên tiên phong, gương mẫu phải ở mọi lúc, mọi nơi

TTTĐ - Đó là ý kiến của đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nhấn mạnh và đề nghị các đồng chí cán bộ, đảng viên của báo thực hiện trong hội nghị sinh hoạt chuyên đề với nội dung: Cán bộ, đảng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng và phát triển cơ quan vững mạnh hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hải Phòng cần kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc Tin tức

Hải Phòng cần kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc

TTTĐ - Chiều tối 8/9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.
Hà Nội chuẩn bị kỹ, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra Tin tức

Hà Nội chuẩn bị kỹ, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra

TTTĐ - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng ngừa, ứng phó và đang dồn lực khắc phục hậu quả cơn bão số 3…
Huy động lực lượng khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ Tin tức

Huy động lực lượng khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Văn bản số 2963/UBND-ĐT về việc triển khai các biện pháp khắc phục giải toả cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 trên địa bàn TP.
5 mục tiêu và các giải pháp cấp bách sau bão số 3 Tin tức

5 mục tiêu và các giải pháp cấp bách sau bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Bám sát cơ sở, xử lý kịp thời các phát sinh sau mưa bão Tin tức

Bám sát cơ sở, xử lý kịp thời các phát sinh sau mưa bão

TTTĐ - Sáng 8/9, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã xuống địa bàn quận Bắc Từ Liêm trực tiếp đôn đốc, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Huy động hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả mưa bão Tin tức

Huy động hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 8/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi thị sát nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và huyện Thường Tín.
Phải khôi phục lại hệ thống giao thông ngay trong ngày 8/9 Tin tức

Phải khôi phục lại hệ thống giao thông ngay trong ngày 8/9

TTTĐ - Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm