Tag
Đại biểu Quốc hội

Tình hình thiếu hụt xăng dầu cho thấy sự lúng túng trong điều hành

Tin tức 27/10/2022 13:08
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình hình thiếu hụt xăng dầu đã cho thấy sự lúng túng trong điều hành, xử lý tình huống này của các Bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý Nhà nước.
Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng dầu Giá xăng dầu tăng nhẹ trong chiều 21/10 "Cơn lốc" chứng khoán, bất động sản có tác động nhất định đến nguồn cung xăng dầu

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng nay (27/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tình hình thiếu hụt xăng dầu cho thấy sự lúng túng trong điều hành
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé

Cắt giảm các loại thuế, phí liên quan tới xăng dầu

Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu nêu ý kiến quan tâm tới giá xăng dầu. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) vừa qua, tình hình thiếu hụt xăng dầu xảy ở nước ta, nhất là ở khu vực phía Nam đã cho thấy sự lúng túng trong điều hành, xử lý tình huống này của các bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý Nhà nước.

Từ việc quy định tính đúng, tính đủ đối với giá xăng dầu, đến việc điều tiết nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối để xử lý kịp thời sự thiếu hụt như trong thời gian vừa qua… đã làm cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hiện tượng này vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm. Đại biểu đề nghị sớm khắc phục tình trạng này để ổn định tình hình.

Cùng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu giá cơ bản sát với thực tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ và người dân. Đặc biệt cũng cần tăng sản lượng phân phối xăng dầu để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) nhận định, thời gian qua Bộ Công thương đã vào cuộc tích cực giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu, song vẫn cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng kiến nghị: “Cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu. Vấn đề giá cả xăng dầu thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Quốc hội cần Ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế thiêu thị đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhất".

Vì sao năng suất lao động thấp hơn nhiều so với kế hoạch

Tình hình thiếu hụt xăng dầu cho thấy sự lúng túng trong điều hành
Đại biểu Phan Viết Lượng

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nhấn mạnh, năm 2022 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo đại biểu, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt, trong đó, đặc biệt lo ngại về chỉ tiêu tăng năng suất lao động dự kiến chỉ đạt 4,7-5,2% thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.

Theo đại biểu, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nhanh, bền vững đất nước. Mức tăng này theo ông không chỉ thấp hơn giai đoạn vừa qua mà còn khó thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực.

Nhấn mạnh, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến tăng năng suất lao động nhưng đại biểu Lượng cho rằng hiện nay nguồn nhân lực của ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, chất lượng tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ ước đạt 27% trong khi nhiều nước trong khu vực đạt trên 50%. Trong khi, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, việc làm chủ công nghệ còn thấp hơn các nước.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể, nỗ lực lớn hơn trong việc cải thiện năng suất lao động.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ có đánh giá kỹ lưỡng hơn thực trạng tình hình nhằm làm rõ nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu, quyết liệt chỉ đạo có giải pháp hiệu quả, tạo đột phá về tăng năng suất lao động trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế, xã hội đất nước.

Theo đại biểu, cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo, sớm khắc phục tình trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn như hiện nay.

Đọc thêm

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Xem thêm