Tag

Tín dụng chính sách giúp người dân có cơ hội thoát nghèo bền vững

Lao động - Việc làm 11/09/2019 08:14
aa
TTTĐ - Những năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn có cơ hội xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định cho đông đảo người dân lao động. Cùng với đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cũng giúp chất lượng tín dụng được củng cố, nâng cao.

Tín dụng chính sách giúp người dân có cơ hội thoát nghèo bền vững

Mô hình trồng cây ăn quả của ông Ðinh Duy Lý, thôn Khuổi Nằn 2, xã Lương Hạ, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn)

Bài liên quan

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Hà Nội đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng

Phát huy lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới

Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Do sinh sống tại các địa phương xa xôi hẻo lánh, giao thông cách trở nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm. Để giúp đồng bào các dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống, hội nhập với xu hướng phát triển chung của cả nước, đồng thời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị quốc gia, những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Đặc biệt là chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngay từ khi ban hành, những chính sách trên đã có tác động rất lớn đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện.

Chị Sùng Thị Dinh, ở bản Chang, xã Xà Dề Phìn (Sìn Hồ, Lai Châu) là một trong những điển hình về sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi hiệu quả. Chị Dinh cho biết, gia đình chị từng thuộc diện hộ nghèo do không có vốn sản xuất. Khi được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị bàn với gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi trâu sinh sản, lợn thương phẩm, máy sản xuất nông nghiệp để mở rộng diện tích canh tác. Nhờ tính toán đúng đắn, nguồn vốn vay đã phát huy hiệu quả giúp gia đình chị có thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. Hiện chị Dinh mong muốn tiếp tục được vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt

Hay như trường hợp của gia đình ông Ðinh Duy Lý, thôn Khuổi Nằn 2, xã Lương Hạ, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn) cũng là một điển hình trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông Lý chia sẻ: "Năm 1995, tôi mua 18 ha đất đồi ở Khuổi Nằn 2 với ý định trồng cây lâm nghiệp, sau thử trồng cam đường Canh và bưởi Diễn. Mấy vụ đầu, do chưa biết cách trồng và chăm sóc cây nên năng suất không cao. Sau nhờ học hỏi thêm những người đi trước, tôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cắt tỉa cây, nhờ đó những diện tích cây ban đầu đã cho quả sai, chất lượng tốt, bán được giá. Thấy hiệu quả như vậy, tôi liền tính sẽ mở rộng toàn bộ diện tích đất đã có để trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, nếu trồng hết phải tốn hàng trăm triệu đồng và đó là số tiền quá lớn với gia đình tôi thời điểm đó".

Ðược Hội Nông dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn) tư vấn, hướng dẫn, ông Lý đã tiếp cận, vay hơn 150 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Có vốn, ông Lý đã trồng thêm hơn 10 ha cây ăn quả các loại, gồm: 2.000 cây cam đường Canh, 400 cây bưởi Diễn và hơn 500 cây quýt, dứa các loại... Hằng năm, sản lượng cam, quýt, bưởi của gia đình ông Lý đạt hơn 30 tấn quả, với giá bán trung bình từ 15 đến 20 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 400 triệu đồng/năm. Sản xuất hiệu quả, ông Lý vừa trả được vốn vay, vừa có kinh phí làm đường vào trang trại và kéo điện vượt đồi về sử dụng.

Chính sách ưu việt

Nói về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết: Tính đến ngày 30/6/2019, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt 207.217 tỷ đồng, tăng 12.796 tỷ đồng so với năm 2018, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Các đơn vị trong toàn hệ thống đã tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nguồn vốn ủy thác địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội đạt 14.128 tỷ đồng, tăng 2.318 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 198.505 tỷ đồng, tăng 10.713 tỷ đồng so với 31/12/2018 với hơn 6,6 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang được vay vốn.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có hơn 1.158 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 113 nghìn lao động. Trong đó, hơn 3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 8 nghìn lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng hơn 760 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng hơn 10 nghìn căn nhà ở cho các đối tượng chính sách…

Cũng theo ông Nguyễn Văn Lý, riêng dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân đạt 61.594 tỷ đồng, chiếm 31,16% tổng dư nợ ủy thác, tăng 3.154 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Thông qua việc thực hiện ủy thác, Hội Nông dân có điều kiện củng cố tổ chức và thu hút hội viên; tham gia giám sát đảm bảo chính sách tín dụng được thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần tích cực trong việc bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh việc phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng, hội viên nông dân hăng hái thực hành tiết kiệm. Đến 30/6/2019, số Tổ tiết kiệm và vay vốn đã triển khai hoạt động tiết kiệm tự nguyện là 56.494 tổ, đạt tỷ lệ 99,93% số tổ, hơn 2 triệu thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm với tổng số dư tiền gửi đạt 2.773 tỷ đồng.

Có thể thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách đối với người dân tại Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư cho gần 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại vùng sâu, vùng xa, có những hộ đã vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số nói riêng và hộ nghèo nói chung như tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển sản xuất...

Đọc thêm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở Lao động - Việc làm

Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở

TTTĐ - Five Grains hiểu rằng việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm người có năng lực mà còn phải phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cả kỹ năng chuyên môn lẫn sự đồng điệu với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (Kế hoạch)
Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Kết nối người lao động với doanh nghiệp 6 tỉnh, thành phố phía Bắc Kinh tế

Kết nối người lao động với doanh nghiệp 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

TTTĐ - Nhằm đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội được tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Phát triển đào tạo nghề nông thôn và người lao động tại Bình Dương

TTTĐ - Với mục đích đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh, trong thời gian qua, trường Trung cấp nghề Nghiệp vụ Bình Dương đã thực hiện nhiều công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề nông thôn.
Xem thêm