Tag

Tiếp tục hoãn phiên tòa và điều tra bổ sung vụ truy tố cựu Giám đốc GPBank TP HCM

Ký sự pháp đình 16/10/2019 16:37
aa
TTTĐ - Trong phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan cựu Giám đốc GPBank TP HCM vào ngày 15/10 vừa qua, không ít lần chủ tọa phiên tòa đã nhắc tới việc các chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sử dụng để buộc tội bị cáo Hiền đa phần đều là các văn bản, tài liệu photocopy.

Tiếp tục hoãn phiên tòa và điều tra bổ sung vụ truy tố cựu Giám đốc GPBank TP HCM

Bị cáo Hiền tại phiên tòa mới đây

Bài liên quan

Ngân hàng Nhà nước đình chỉ hàng loạt lãnh đạo cấp cao của GPBank

GPBank ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới

Nguyên Giám đốc Công ty CP sân golf ngôi sao Yên Bái lãnh án 13 năm tù giam

Nhân viên "tố" Giám đốc Công ty Bảo Việt Phú Thọ tham ô

Nhiều dấu hiệu khuất tất cần làm rõ

Đây đã là lần thứ 4 TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lê Thị Minh Hiền (SN 1977, nguyên Giám đốc Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu - chi nhánh TP HCM (GPBank TP HCM)) và Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc GPBank TP HCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài ra, trong vụ án này còn truy tố Lê Quốc Cường (SN 1960, nguyên Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BBTGPMB) Quận 1) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” và bị cáo Huỳnh Thị Cúc (SN 1970, nguyên Thủ quỹ BBTGPMB Quận 1) bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP HCM
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP HCM

Theo cáo trạng và hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 15/7/2010, GPBank TP HCM tiến hành kiểm quỹ và phát hiện thất thoát với số tiền chênh lệch 10,5 tỷ đồng (việc kiểm quỹ này của GPBank TP HCM về sau đã được Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước kết luận là trái quy định). Ngày 16/7/2010, nội bộ GPBank thông qua các vấn đề về tài chính và đồng ý để Hiền bàn giao chức Giám đốc cho Nghiêm Tiến Sỹ. Biên bản bàn giao hoàn toàn không thể hiện việc có chênh lệch như biên bản kiểm quỹ ngày 15/7/2010.

Ngày 20/7/2010, Hiền gặp Lê Quốc Cường và nhờ Cường dùng tiền của BBTGPMB Quận 1 để bảo lãnh việc vay tiền của Công ty Cường Nguyễn. Lê Quốc Cường xem qua hồ sơ, đồng ý và ký vào. Sau đó Hiền đi nộp cho ngân hàng. Khi đã có các giấy tờ trên, ngân hàng chỉ thao tác trên chứng từ khống và thực tế chỉ có 279.798.456 đồng tiền mặt được chuyển đến Agribank Chợ Lớn, số tiền 10,5 tỷ đồng vẫn còn lại GPBank TP HCM.

Sau đó, các nhân viên Agribank Chợ Lớn thực hiện toàn bộ các thao tác trái quy định trên giấy tờ để thể hiện một giao dịch vay tiền (theo kết luận giám định). Trên thực tế Agribank Chợ Lớn không chi ra một đồng nào, Công ty Cường Nguyễn thực tế cũng không nhận đồng nào.

Ngày 29/7/2010, do trên hình thức là đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng Công ty Cường Nguyễn không trả được nên Agribank Chợ Lớn thực hiện việc thu hồi 10,797 tỷ đồng tiền bảo lãnh của BBTGPMB Quận 1.

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho rằng, số tiền 10,5 tỷ đồng mà GPBank TP HCM thực tế đang chiếm giữ thực chất là tiền do Hiền lừa Lê Quốc Cường và chiếm đoạt để bù vào quỹ của GPBank TP HCM mà Hiền đã làm thất thoát khi còn làm Giám đốc. Tuy nhiên, trong cả 3 lần vụ án được đưa ra xét xử trước đây, HĐXX đều nhận định việc quy kết bị cáo Lê Thị Minh Hiền có hành vi lừa đảo theo điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 là chưa có cơ sở pháp lý.

Trong phiên tòa lần thứ 4 này, HĐXX cũng không thể định tội được bị cáo Hiền; Đồng thời các chứng cứ sử dụng để buộc tội bị cáo Hiền đa phần đều là các văn bản, tài liệu photocopy.

Luật sư nói gì?

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ – Luật sư Cồ Lê Huy, Giám đốc Công ty Luật Đại Việt cho rằng, việc truy tố bị cáo Hiền với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoàn toàn không có cơ sở: “Suốt nhiều năm trời, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chỉ dựa vào một lá đơn cùng các bằng chứng là các văn bản photo để cáo buộc, truy tố bà Hiền. Trong tất cả các phiên tòa đã mở, Cơ quan điều tra và Viện sát đều không thể chứng minh được việc bà Hiền phạm tội mà hoàn toàn chỉ là các suy luận thiếu căn cứ”.

Các bị cáo và luật sư tại tòa
Các bị cáo và luật sư tại tòa

Để chứng minh cho lập luận của mình, Luật sư Huy đưa ra các luận cứ: Thứ nhất, Hiền không hề sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để lừa đảo. Tại các phiên tòa trước, bị cáo Lê Quốc Cường đều khai rằng muốn giúp Hiền mượn 10,5 tỷ đồng và tin tưởng Hiền sẽ thu xếp trả ngân hàng đúng hạn. Bị cáo Cường khẳng định đã xem toàn bộ hồ sơ vay và hồ sơ bảo lãnh vay trước khi ký nên không có việc Hiền dùng các thủ đoạn gian dối để lấy 10,5 tỷ đồng của BBTGPMB Quận 1.

Thứ hai, trong quá trình thụ lý vụ án, ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc GPBank TP HCM cũng gửi văn bản đến Tòa, nội dung thể hiện việc trong thời gian bị cáo Hiền làm Giám đốc, phía GPBank TP HCM không thất thoát, thiệt hại gì, toàn bộ các chứng từ, sổ sách đều cân đối với số tiền có trong quỹ.

Cuối cùng, Hiền cũng hoàn toàn không chiếm đoạt và sử dụng số tiền 10,5 tỷ đồng của BBTGPMB Quận 1, được xác định thông qua biên bản bàn giao việc điều hành chức danh Giám đốc chi nhánh ngày 16/7/2010 có nội dung: “Tiền mặt tại quỹ Hội sở 14.098.967.600 đồng và 148.114USD”.

Cũng theo Luật sư Huy nhận định: “Đây rất có thể sẽ là một vụ án oan sai. Thiết nghĩ, Tòa nên thay đổi biện pháp ngăn chặn để đảm bảo quyền nhân thân cho Hiền”.

Trải qua buổi xét xử, HĐXX cho rằng, lời khai của bị cáo Nghiêm Tiến Sỹ có mâu thuẫn, cần phải được làm rõ. Đồng thời, bị cáo Hiền cho rằng, 10,5 tỷ đồng là Hiền mượn của Cường giùm cho bà Đoàn Minh Hà, người nhận tiền là ông Lương Tiến Thành.

Từ các mâu thuẫn trên, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để làm rõ lời khai của bị cáo Sỹ; Đồng thời điều tra, làm rõ vai trò của 2 nhân vật Lương Tiến Thành và Đoàn Minh Hà.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Nhóm đối tượng chuốc thuốc mê, cướp ngoại tệ, lĩnh án Ký sự pháp đình

Nhóm đối tượng chuốc thuốc mê, cướp ngoại tệ, lĩnh án

TTTĐ - Cần tiền ăn tiêu, Lê Đắc Miền (SN 2000, trú tại xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã cùng 3 đồng phạm lên kế hoạch, dụ người bán ngoại tệ đến căn hộ chung cư, sau đó dùng thuốc mê khống chế cướp tài sản.
Tình và lý trong vụ chị em tranh chấp nhà thừa kế Ký sự pháp đình

Tình và lý trong vụ chị em tranh chấp nhà thừa kế

TTTĐ - Câu chuyện anh em, người thân trong gia đình phát sinh mâu thuẫn, kiện tụng đã không còn quá xa lạ. Thậm chí, nhiều vụ việc phải kéo dài nhiều năm do tình tiết phức tạp, đấu tố qua lại. Sự tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng suy cho cùng chữ “tình” đã không thắng được chữ “lý” nên phải đưa nhau ra tòa để phân xử.
Dùng dao giải quyết mâu thuẫn, tài xế bị phạt 5 năm tù Ký sự pháp đình

Dùng dao giải quyết mâu thuẫn, tài xế bị phạt 5 năm tù

TTTĐ - Do lùi xe ô tô vào nhà trong ngõ bị vướng vật cản nên phương tiện chắn ngang cửa nhà người khác dẫn tới mâu thuẫn. Thay vì bình tĩnh xin lỗi, nói chuyện phải trái, hai bên đã đôi co chửi bới rồi lao vào ẩu đả khiến người trọng thương, kẻ bị phạt tù.
Cán bộ quận yêu cầu doanh nghiệp trích lại tiền khi trúng thầu Ký sự pháp đình

Cán bộ quận yêu cầu doanh nghiệp trích lại tiền khi trúng thầu

TTTĐ - Các bị cáo yêu cầu Duy trích lại tiền theo tỷ lệ 33% khi doanh nghiệp trúng gói thầu duy tu, nạo vét bùn tại các mương, cống thoát nước của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
7 bị cáo trong vụ án ở Học viện Quân y được giảm án Ký sự pháp đình

7 bị cáo trong vụ án ở Học viện Quân y được giảm án

TTTĐ - Ngày 18/7, Tòa án Quân sự Trung ương đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án xảy ra ở Học viện Quân y. Sau một ngày xem xét, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ mới xuất hiện trong giai đoạn phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận kháng cáo của cả 7 bị cáo, giảm án cho mỗi người 2-3 năm tù hoặc chuyển sang án treo.
Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, giám đốc trẻ lĩnh án Ký sự pháp đình

Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, giám đốc trẻ lĩnh án

TTTĐ - Dù tuổi còn khá trẻ (sinh năm 1995) nhưng Võ Tuấn Linh - Giám đốc Công ty CP Quốc tế Dolico đã nghĩ ra những mánh khoé tinh vi để tổ chức cho nhiều người trốn đi nước ngoài lao động bất hợp pháp, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Xin đi tu tập tại chùa, “nữ quái” vẫn lừa đảo chạy án Ký sự pháp đình

Xin đi tu tập tại chùa, “nữ quái” vẫn lừa đảo chạy án

TTTĐ - Dù đã xin tu tập nhưng Phạm Tường Nga (quê Quảng Ninh) vẫn còn “tham, sân, si” nhận có quan hệ với nhiều lãnh đạo cấp cao, hứa hẹn “chạy án”…, chiếm đoạt tiền của các bị hại.
Nghệ An: Đối tượng 66 tuổi người Quỳ Châu lĩnh án vì mua bán ma tuý Ký sự pháp đình

Nghệ An: Đối tượng 66 tuổi người Quỳ Châu lĩnh án vì mua bán ma tuý

TTTĐ - Ngày 4/7, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Hà Thanh Xuyên (66 tuổi; trú tại xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Hải Phòng: 23 năm tù dành cho kẻ giết cô gái ở quận Kiến An, giấu xác vào bao tải Ký sự pháp đình

Hải Phòng: 23 năm tù dành cho kẻ giết cô gái ở quận Kiến An, giấu xác vào bao tải

TTTĐ - Sáng 28/6, Toà án Nhân dân (TAND) TP Hải Phòng tổ chức phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm vụ án hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Hoàng Hữu Thịnh (sinh năm 1980, nơi ở quận Dương Kinh, Hải Phòng) về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Quế Phong (Nghệ An): "Rủ" người tình vào tù vì ma tuý Ký sự pháp đình

Quế Phong (Nghệ An): "Rủ" người tình vào tù vì ma tuý

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Xuân Bình (sinh năm 1978), trú xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn và Lô Thị Huyền (sinh năm 1978), trú thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, bị cáo Quang Văn Luận (sinh năm 1993), trú thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong bị truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Xem thêm