Tag

Tiếng việt lớp 1, sách dạy trẻ nhỏ sao lại khiến người lớn hoang mang?

Giáo dục 09/10/2020 06:00
aa
TTTĐ - Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, đang gây bão trong dư luận vì những bất cập khi đưa vào giảng dạy trong trường học. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo phải tiếp thu ý kiến phản ánh để có những điều chỉnh phù hợp hơn.
Tiếng việt lớp 1, sách dạy trẻ nhỏ sao lại khiến người lớn hoang mang?
Phương án chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều Sẽ điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều Sách Tiếng Việt lớp 1 bị phụ huynh phản ánh dạy trẻ thói lừa lọc, gian dối

Bởi lẽ, trên mạng xã hội, nhiều nhà văn và nhà giáo đã viết thư ngỏ đề nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xử lý ngay bộ sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, vì sự nguy hại có thể ảnh hưởng đến học sinh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo báo cáo, và yêu cầu: “Trong các ý kiến góp ý, có những ý kiến khá gay gắt nhưng trong sự gay gắt đó thể hiện tâm huyết của cộng đồng mong muốn làm sao có được một bộ sách tốt nhất để dạy cho con em chúng ta. Tinh thần trước tiên là phải tiếp thu và trân trọng bằng tất cả tấm lòng!”.

Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có văn bản đề nghị Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa tiến hành rà soát về nội dung dư luận bức xúc liên quan tới sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành.

Tiếng Việt lớp 1 nằm trong bộ sách được giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm tổng chủ biên, là một trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã phê duyệt để nhà trường lựa chọn và triển khai các hoạt động dạy học theo quy định. Nếu như bốn bộ sách giáo khoa lớp 1 kia bị các giáo viên phản ánh về việc phân chia bài học quá dày kiến thức khiến học sinh khó tiếp thu, thì bộ sách giáo khoa lớp 1 của nhóm Cánh Diều lại bị phản ứng về những ngữ liệu phản cảm, không có tính giáo dục.

Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, có hai điều bất cập mà các bậc phụ huynh lẫn các nhà sư phạm băn khoăn. Thứ nhất, là sử dụng quá nhiều ngôn ngữ địa phương, không thích hợp cho học sinh trên phạm vi toàn quốc. Thứ hai, là đưa vào quá nhiều truyện ngụ ngôn, gây khó khăn cho năng lực đọc và hiểu của học sinh.

Lớp 1 được xem là giai đoạn học vỡ lòng. Nếu bộ sách Tiếng Việt lớp 1 lại mang tính đánh đố giáo viên thì học sinh không thể nào hấp thụ được bài học một cách trọn vẹn. Mặt khác, lớp 1 có yếu tố nền tảng cho cả quá trình trau dồi Tiếng Việt, không thể chấp nhận bất kỳ thể nghiệm nào khiến học sinh e dè hoặc sợ hãi Tiếng Việt.

Đại diện nhóm Cánh Diều biên soạn Tiếng Việt lớp 1 biện giải rằng, những bài tập đọc đều lấy nguồn từ những tác phẩm nổi tiếng của Lev Tolstoy hay La Fontaine, chứ không phải do học bịa ra. Nghe qua thì có lý, những nghĩ lại thì bất ổn. Bởi lẽ, truyện ngụ ngôn nước ngoài hoàn toàn không phải dạng văn bản để học sinh lớp 1 có thể đọc và hiểu ngay lập tức. Truyện ngụ ngôn có giá trị ở hàm ngôn, chứ không phải hiển ngôn trên mặt chữ. Học sinh lớp 1 cần phải được học dạng văn bản rõ ràng và mạch lạc, dễ nhớ và dễ thuộc. Tại sao không trưng dụng kho tàng cổ tích và thi ca Việt Nam mà lại vay mượn truyện ngụ ngôn nước ngoài để dạy và học Tiếng Việt lớp 1?

Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, từng được xếp vào hạng tiến bộ mang tầm vóc “công nghệ giáo dục”. Thế nhưng, “triết lý giáo dục” của Tiếng Việt lớp 1 ở đâu chưa thấy, mà những gì hiện ra trang sách đã khiến nhiều người hoang mang. Tiếng Việt lớp 1 có những bài tập đọc được sử dụng truyện ngụ ngôn mà chính người lớn cũng không hiểu dụng ý của nhóm Cánh Diều biên soạn. Bài tập đọc “Hai con ngựa” chia làm hai phần, là một ví dụ.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với tư cách Tổng chủ biên Tiếng Việt lớp 1, diễn giải: “Bài tập đọc “Hai con ngựa” được viết lại (phỏng theo) truyện “Ngựa đực và ngựa cái” của Lev Tolstoy, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn “Kiến và bồ câu”. Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2. Trang sách anh (chị ) T chụp là phần 1. Phần 2 được học ngay sau phần 1. Về nhân vật, chúng tôi phải sửa “ngựa đực, ngựa cái” thành “ngựa tía, ngựa ô” vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần “ưc”, “ai” và cũng vì không muốn nói chuyện “đực, cái”. Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được chúng tôi sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy. Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả”.

Tiếng việt lớp 1, sách dạy trẻ nhỏ sao lại khiến người lớn hoang mang?
Bài tập đọc "Hai con ngựa" gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt tập 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân không chấp nhận cách phân bua của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, với lý do: “Dù gì thì với trẻ em lớp 1 cũng không thể dùng tư duy ngắt dòng để ngắt truyện như thế này. Đây là truyện giáo dục chứ k phải truyện phim truyền hình. Chuyện này chẳng khác gì việc ngắt trang cho câu nói: "Phúc thống phục nhân sâm..." ở trang 1, và rồi "... tắc tử" ở 2! Nên nhớ, tư duy trẻ em chưa điều khiển được nút dừng”.

Những bài tập đọc trong Tiếng Việt lớp 1 không chỉ làm phụ huynh hoang mang, mà giới trí thức cũng ngao ngán. Tiến sĩ Chu Mộng Long chia sẻ: “Tôi thật sự bất ngờ là truyện ngụ ngôn lại chiếm một dung lượng lớn trong sách Tiếng Việt 1. Cái chữ với trẻ em đã trừu tượng, lẽ ra chính câu chuyện và hình ảnh trực quan sẽ làm cho cái chữ trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu, đằng này người viết sách chủ quan ném truyện ngụ ngôn vào đó làm cho cái trừu tượng thêm trừu tượng và rắc rối, phức tạp hơn nữa. Đó là mục tiêu phát triển năng lực theo nghĩa đánh thức và phát huy tiềm năng của lứa tuổi hay thách đố trí tuệ trẻ em?”. Còn nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng: “Sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn đang gây ra cơn bão phẫn nộ trong nhân dân, không chỉ với phụ huynh có vào lớp 1. Tôi thấy dưới các bài tập đọc thường có chữ “phỏng theo” hoặc “kể” theo truyện của nhà văn nước ngoài hay Việt Nam. Có tên người kể hay phỏng theo đó. Cách làm này cho thấy sự khôn khéo của nhóm làm sách, vừa không phải nghĩ, lại sẵn kho truyện muốn lấy gì thì lấy, bất chấp nội dung có phù hợp với trẻ bắt đầu tiếp cận với con chữ. Con trẻ không phải là trò chơi của một nhóm người nhân danh cải cách. Mong các cấp có thẩm quyền cho thu hồi, tiêu huỷ cuốn sách rất phản giáo dục này để cứu những cháu bé phải học chúng trước khi quá muộn”.

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt từng thành viên. Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đối với môn Tiếng Việt lớp 1 cũng vậy. Vì sao, Hội đồng thẩm định bộ Tiếng Việt lớp 1 có hai giáo sư là Trần Đình Sử và Mai Ngọc Chừ, vẫn để lọt những “hạt sạn” trong bộ sách do nhóm Cánh Diều biên soạn? Với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định bộ sách Tiếng Việt lớp 1, giáo sư Mai Ngọc Chừ khẳng định hội đồng thẩm định đã phát hiện những bất cập và đã trao đổi với các tác giả. Bằng chứng là biên bản thẩm định sách cũng có ghi rõ rằng hội đồng khuyên nhóm tác giả nên thay những ngữ liệu như “nhá”, “chén” bằng các ngữ liệu phù hợp hơn. Tuy nhiên, giáo sư Mai Ngọc Chừ cũng thừa nhận sự trớ trêu đã xảy ra: “Hội đồng thẩm định có thể chỉ ra những cái sai, chưa phù hợp để yêu cầu sửa. Những điểm không sai nhưng độ phù hợp chưa cao, hội đồng chỉ có thể khuyến cáo, sửa hay không là quyền của các tác giả. Khi nhóm tác giả không muốn sửa, Hội đồng thẩm định không có quyền ép hay sửa thay họ. Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng. Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu”.

Nếu thực tế hoàn toàn đúng như những gì giáo sư Mai Ngọc Chừ thổ lộ, thì vai trò của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa khá mờ nhạt. Hội đồng thẩm định có ý kiến không đồng thuận, mà bộ sách Tiếng Việt lớp 1 vẫn được đưa vào trường học, thì quả là chuyện oái oăm. Trước bức xúc của xã hội về bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng bắt đầu thực hiện chương trình giám sát trong tháng 10/2020.

Đọc thêm

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, 2.913 trường học.
Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ Giáo dục

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc chung tay chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngành giáo dục huyện Thanh Trì đã tổ chức hội thu, ủng hộ vật chất để trao gửi yêu thương tới học sinh vùng thiệt hại do bão lũ
Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Giáo dục

Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 8/11, trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Khoa tiếng Bồ Đào Nha.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Xem thêm