Tag

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây

Nông thôn mới 14/08/2024 15:01
aa
TTTĐ - Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) được đánh giá là địa phương triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những năm qua, thị xã có nhiều cách làm hay trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ Quận Ba Đình: Nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP Hanoi Agriculture Fair: “Điểm hẹn” của những sản phẩm OCOP tiêu biểu Đảm bảo nguồn cung, chất lượng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

Đa dạng sản phẩm làng nghề truyền thống

Thủ đô Hà Nội là “Đất trăm nghề”, trong đó có 331 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay Thành phố đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 1226 sản phẩm 3 sao.

Trong số các địa phương của thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, thị xã Sơn Tây được đánh giá là địa phương triển khai quyết liệt từ sớm. Đến nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 78 sản phẩm của 14 chủ thể hợp tác xã, công ty, hộ kinh doanh được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao, thuộc các ngành hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí.

Trong đó, nhiều sản phẩm truyền thống có tiềm năng OCOP như kẹo lạc, kẹo vừng của xã Đường Lâm; miến dong xã Cổ Đông; chả cá, trà hoa cúc xã Sơn Đông; mật ong xã Kim Sơn; dưa và rau các loại phường Viên Sơn; bánh tẻ Phú Nhi của phường Phú Thịnh và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác…

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây)

Một trong những sản phẩm làng nghề của Sơn Tây được đông đảo người dân Thủ đô cũng như du khách biết đến chính là kẹo lạc, kẹo vừng. Chia sẻ với phóng viên, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Hiền Bao (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm) Cao Văn Hiền cho biết: Gia đình tôi làm bánh kẹo gia truyền với các sản phẩm kẹo lạc, dồi, vừng, gạo lứt... Trước đây, sản phẩm chủ yếu bán ở địa phương, hoặc xuất bán cho một số đại lý bánh kẹo trên địa bàn thành phố, số lượng không nhiều.

Năm 2012, tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Ban Quản lý di tích Đường Lâm tổ chức cuộc thi đối với các sản phẩm truyền thống của địa phương. Theo đó, 5 sản phẩm: Kẹo lạc, vừng trắng và đen, kẹo dồi, gạo lứt của cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Hiền Bao đã đoạt giải Nhất, được tổ chức JICA cấp logo HB và chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm. Tiếp nối thành công, gia đình tôi được các cơ quan chức năng hỗ trợ đăng ký 5 sản phẩm này tham gia OCOP và đều đạt 3 sao.

"Trước khi đạt OCOP, mỗi tháng gia đình sử dụng 2 - 3 tấn nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo nhưng nay số lượng đã tăng 5 - 6 tấn/tháng. Thị trường tiêu thụ mở rộng đến các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh và nhiều khu du lịch tại các tỉnh, thành trong cả nước. Cơ sở sản xuất cũng tạo việc làm ổn định cho 6 - 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ với thu nhập 4 - 12 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, chúng tôi tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt OCOP 4 sao", ông Cao Văn Hiền chia sẻ thêm.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Sản phẩm Mật Ong Kim Sơn của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn được phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao

Hay như xã Kim Sơn có hàng chục hộ nuôi ong với hơn 4.000 đàn và sản lượng mật đạt 35.000 - 40.000 lít/năm. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Sơn Nguyễn Xuân Quyền cho biết: Các hộ nuôi ong đã thành lập Tổ hợp tác ong mật Kim Sơn. Ngoài nguồn thu từ khai thác mật, các hộ gia đình còn nhân đàn bán ong giống, bán phấn hoa... mang lại nguồn thu nhập ổn định 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm. Khai thác tốt lợi thế, chính quyền địa phương đã chọn mật ong Kim Sơn để hỗ trợ phát triển trong Chương trình OCOP.

Được biết, với sản phẩm mật ong, địa phương đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”; hỗ trợ tem nhãn cho sản phẩm; tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi ong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm; mở rộng nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ còn khó khăn... Mật ong Kim Sơn đáp ứng tiêu chí được thành phố phân loại, xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Tập trung xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết: Thị xã có nhiều sản phẩm lợi thế như gà Mía, kẹo lạc, kẹo dồi, chè xanh của xã Đường Lâm; bưởi, chè xanh (xã Cổ Đông); mật ong, sữa bò tươi (xã Kim Sơn); đà điểu, lợn rừng (xã Thanh Mỹ); dưa các loại (xã Xuân Sơn) và sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh)... Đây là các sản phẩm đặc trưng, nếu được hỗ trợ phát triển, sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, làm giàu cho các hộ dân.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP

Để các mô hình đạt hiệu quả cao, thị xã đã chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người lao động; tháo gỡ khó khăn cho các hộ về con giống, cây giống, vật tư phục vụ sản xuất; thị xã cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.

Đồng thời, thị xã Sơn Tây cũng tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình OCOP cho lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của thị xã và các xã, phường trên địa bàn. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của Chương trình OCOP, động viên các tổ chức, cá nhân phát huy ý tưởng sáng tạo, tích cực lao động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình từ việc thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.

Từ nay đến năm 2025, thị xã Sơn Tây phấn đấu đánh giá, phân hạng 120 sản phẩm, trong đó gồm: 90 sản phẩm mới; 30 sản phẩm đánh giá lại (do hết hạn giấy chứng nhận đạt 3 sao trở lên); 35 - 40 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao và ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm đăng ký dự thi nâng hạng 4 sao, 5 sao.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, thị xã sẽ tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, bởi chỉ khi sản phẩm tiêu thụ tốt, mang lại giá trị kinh tế thiết thực thì mới thu hút được sự tham gia của các chủ thể.

Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây
Điểm bán sản phẩm OCOP tại Thị xã Sơn Tây

Theo đó, thị xã tập trung xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm OCOP nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác sản xuất. Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và sản phẩm làng nghề.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về ý nghĩa của Chương trình OCOP; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoàn thiện cơ sở sản xuất kinh doanh để đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Đồng thời, thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất chuyên canh tập trung, hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Trong chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành 2024” do báo Tuổi trẻ Thủ đô, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Oscar (Oscar Media), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp thực hiện diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8/2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt - Xô (Số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), thị xã Sơn Tây sẽ mang những sản phẩm đặc sản làng nghề tới trưng bày và giới thiệu tới người dân, quan khách tham dự chương trình.

Hy vọng, những sản phẩm OCOP của thị xã Sơn Tây sẽ được đông đảo người dân, du khách quan tâm, qua đó góp phần giới thiệu, gắn kết những sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và đặc sản các vùng miền với du lịch văn hóa lịch sử con người của Xứ Đoài, nhằm thúc đẩy gia tăng đa giá trị của các sản phẩm nhằm khuyến khích tổ chức sản xuất bền vững.

Đọc thêm

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Xem thêm