Tag

Thực hư thông tin dịch vụ hỏa táng tăng giá khiến người dân thêm đau khổ mùa dịch Covid-19

Xã hội 07/08/2021 18:07
aa
Nhà đòn tăng giá, mỗi ca hỏa thiêu phải bù thêm so với bình thường hàng chục triệu – đó là thông tin đang gây rúng động trong dư luận những ngày vừa rồi. Nhiều gia đình kêu than rằng họ đã mất người thân, lại tốn kém quá nhiều để lo chuyện hậu sự khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, chính quyền khẳng định không tăng giá dịch vụ mai táng và “tất cả các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn mất vì Covid-19 sẽ được thành phố hỗ trợ tối đa”.
Xe cấp cứu đậu hàng dài trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân sáng 5-8, đây là khu vực trước nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa
Xe cấp cứu đậu hàng dài trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân sáng 5-8, đây là khu vực trước nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa

Nhà đòn tăng giá, mất người còn mất thêm nhiều tiền?

Những ngày qua, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của toàn dân để vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19, cũng xuất hiện không ít thông tin đáng buồn, gây tâm lý lo sợ, tiêu cực. Đáng chú ý nhất là những đồn đoán về chuyện giá hỏa táng trên địa bàn thành phố Sài Gòn tăng cao bất thường khiến người dân rơi vào tình cảnh cùng lúc phải hứng chịu hai nỗi bất hạnh – vừa mất người thân, vừa bị “chém đẹp” chi phí mai táng.

Một trường hợp thực tế là ông Nguyễn Tường Quý (51 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) có 3 người thân mất trong vòng 5 ngày gồm cha mẹ và chị gái ruột. Khi mẹ và chị gái mất, gia đình đã lo chi phí hậu sự cho mỗi trường hợp khoảng 25 triệu đồng. Đến khi cha ông Quý mất vào ngày 5/8 thì gia đình đã gần như kiệt quệ, không thể lo được nên đành cầu cứu các tổ chức thiện nguyện. Hoặc, trường hợp chị Võ Thị Kim (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) có bạn là chị Hồ Thị Ngoan vừa mất vì Covid-19 cho biết, gia đình chị Ngoan rất khó khăn. Sau khi chị Ngoan mất, cơ sở mai táng báo chi phí lên đến 25 triệu, số tiền này vượt quá khả năng của gia đình. Chị Kim cho biết hiện tại gia đình chưa nhận được tro cốt của chị Ngoan và cũng không biết phải lo số tiền hậu sự ra sao.

Trên tài khoản mạng xã hội của một vị lãnh đạo cơ quan báo chí TP.HCM kể khá chi tiết như sau: “Một bác sĩ nhắn cho tôi vào 1 giờ sáng: Nhà đòn ép quá. Giá bị đẩy lên 45 triệu. Người ta không có tiền trả, đành để tử thi ở đấy nửa ngày. Đau lòng quá!

Lượng tử thi cần thiêu đang tăng đột biến không chỉ do Covid-19. Số bệnh nhân chết tại nhà vì lý do khác tăng do y tế quá tải, khó tiếp cận vì tình hình dịch bệnh. Tại các bệnh viện, nạn nhân cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng đã giảm 80%, chúng ta có thể đoán được số phận của họ.

Một bạn đọc nhắn: Nhà họ có 2 người chết, nhà đòn đòi 30 triệu/ca thiêu và lấy tro, không có tiền họ không làm. Năn nỉ mãi nên "lấy sỉ" 2 xác 40 triệu. Sao các anh là lãnh đạo bệnh viện mà để họ làm thế? Tôi thắc mắc. Bác sĩ trả lời bệnh viện không có dịch vụ mai táng, bệnh viện cũng không thể giữ tử thi vì không đủ chỗ.

Một bạn đọc khác hỏi tôi: Có hay không chuyện những người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này ở bệnh viện đã móc nối với nhà đòn để làm tiền thân nhân người bệnh? Tôi định trả lời ngay là không có, nhưng e sự vội vã ấy khiến câu trả lời của mình trở nên kém tin cậy. Tôi khất anh 3 ngày. Gần 30 năm làm báo, tôi chơi với đủ loại nhân mối liên quan đến vụ này. Đồng nghiệp và tôi từng có nhiều lần điều tra về nạn "quạ đen". Tôi có nguồn để tiếp cận và kiểm chứng. Ba ngày sau khi anh hỏi, khuya hôm qua tôi trả lời anh: Tôi cam đoan không có chuyện đó. Bác sĩ và cán bộ y tế đã làm tất cả và họ thậm chí không có thời gian ngủ. Chính hai bác sĩ (tôi vừa kể trên) còn khóc với tôi vì không chịu nổi cảnh tử thi nằm đó không được giải quyết. Thời điểm này chỉ nghi ngờ y bác sĩ và nhân viên y tế thôi, cũng là tội lỗi.

Tôi đã trao đổi với Chủ tịch Hội nhà báo và nhiều đồng chí có trách nhiệm. Tôi cũng yêu cầu các phóng viên vào cuộc. Câu trả lời là như vầy: Toàn bộ dịch vụ mai táng do tư nhân đảm nhiệm. 16 lò hoả táng tại Bình Hưng Hoà (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, chủ quản là Sở Tài nguyên Môi trường) hoạt động bình thường, không nâng giá.

Không có chuyện ai đó ở Bình Hưng Hoà làm tiền thân nhân người bệnh. Với người chết do Covid-19 lại càng không. Nhiều ca chết do Covid-19 không có người nhà bên cạnh vì cả nhà F1, F0 phải cách ly. Cộng với tình hình giãn cách nên các trại hòm đưa đi thiêu và sau đó nhận tiền, trả tro cốt. Khi gặp được người nhà, họ ép giá trả tro cốt khiến cả bệnh viện và Trung tâm Bình Hưng Hoà mang tiếng. Giá thiêu chỉ là 4,2 triệu, không thêm khoản nào.

Tại sao họ có thể ép giá? Họ đẩy giá quan tài. Giá quan tài thì vô chừng. Người nhà không cãi được. Quan tài gỗ tạp có thể chém ngang giá gỗ tốt. Ngoài ra dịch vụ thủ tục tâm linh cũng bị ép”.

ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết: 'Không có chuyện tăng giá, từ chối hỏa táng tại Bình Hưng Hòa'
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết: Không có chuyện tăng giá, từ chối hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Lãnh đạo TP. HCM: Đảm bảo công tác mai táng cho bệnh nhân mắc Covid-19

Trong cuộc họp báo vào chiều 5/8, Ban Tuyên giáo TP. HCM và UBND TP. HCM đã trả lời các câu hỏi liên quan đến quy trình xử lý hỏa táng người mất do mắc Covid-19 được thực hiện ra sao và có hay không tình trạng tăng giá khi mai táng tại cơ sở mai táng Bình Hưng Hòa. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay, bệnh nhân tử vong do Covid-19 được tiếp nhận đưa đi hỏa táng ngay, dù có hay không có thân nhân thì chi phí cũng không tăng, khoảng 4,2 triệu đồng.

Thời gian qua, trên mạng xã hội phản ánh về tình trạng dịch vụ mai táng tăng giá với các gia đình có người tử vong do Covid-19, thậm chí có người phải chịu chi phí mai táng lên đến 40 triệu đồng/áo quan. Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM, đối với cơ sở mai táng Bình Hưng Hòa và Đa Phước (thuộc quản lý của Sở Tài nguyên Môi trường) thì không có tình trạng tăng giá từ đầu mùa dịch đến nay và quy trình xử lý khi có bệnh nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm vẫn không thay đổi.

Cụ thể, khi có bệnh nhân mất vì Covid-19, bệnh viện liên lạc trực tiếp với cơ sở mai táng để thỏa thuận trọn gói từ khâu tẩm liệm, vận chuyển và hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa, đơn giá do hai bên thống nhất. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM chỉ tiếp nhận áo quan từ cơ sở mai táng để thực hiện hỏa táng và thu phí hỏa táng 4,2 triệu đồng/áo quan. Do đó, công ty không có liên quan đến tổng chi phí do cơ sở mai táng thỏa thuận trọn gói với bệnh viện. Đối với những trường hợp thân nhân người mất liên lạc trực tiếp với cơ sở mai táng thì hai bên tự thỏa thuận đơn giá trọn gói tương tự như thực hiện các đám tang thông thường và công ty cũng thu chi phí hỏa táng 4,2 triệu đồng.

Đối với thời gian hỏa táng và cách nhận hài cốt người mất, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, quy trình hỏa táng do công ty ban hành từ trước đến nay, toàn bộ áo quan tiếp nhận tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa và Đa Phước đều được hỏa táng xong trong ngày và sẵn sàng trao trả tro cốt cho gia đình. Do đó, cơ sở mai táng hoặc gia đình có thể đến trung tâm hỏa táng để nhận hài cốt ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau.

Cũng theo ông Nguyễn Toàn Thắng, hiện việc nhận tro cốt trễ hơn hai, ba hay bốn ngày sau khi hỏa táng hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở mai táng (hay thân nhân người chết) có điều kiện để đến trung tâm hỏa táng nhận tro cốt hay không. Nếu cơ sở mai táng nhận tro cốt và giao tận nhà cho thân nhân người chết thì hai bên sẽ tự thỏa thuận thêm chi phí phát sinh này. Công ty có dịch vụ giao tro cốt miễn phí tận nhà cho thân nhân, tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh hiện nay, công ty tạm ngưng cung cấp dịch vụ này.

"Đối với người nghèo, gia đình chính sách, người có công... theo chính sách của TP. HCM sẽ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ các khâu tẩm liệm, hỏa táng và lưu giữ tro cốt của người mất vì Covid-19. Sau khi hỏa táng, nếu người thân đang đi cách ly hoặc không thể đến nhận tro cốt, đơn vị mai táng Bình Hưng Hòa sẽ giữ lại, ghi thông tin cá nhân đầy đủ và để ở nơi trang nghiêm để chờ người thân đến nhận", ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết thêm.

Đọc thêm

Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau Muôn mặt cuộc sống

Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ chỉ đứng ở phía sau

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên...
Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Chăm lo, phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.
Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc Muôn mặt cuộc sống

Vinh danh các tác phẩm xuất sắc viết về đại đoàn kết dân tộc

TTTĐ - 90 tác phẩm xuất sắc đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI đã được Ban tổ chức vinh danh vào tối 11/11/2024.
Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại Muôn mặt cuộc sống

Xây dựng khối đại đoàn kết và đô thị văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 11/11, tại tòa T9 Khu đô thị Times City, Ban Công tác Mặt trận và Nhân dân địa bàn dân cư số 17 phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự chương trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam bị phạt nặng do vi phạm môi trường Môi trường

Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam bị phạt nặng do vi phạm môi trường

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam với số tiền 440 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
Nhiều sai phạm tại bãi rác thải công nghiệp ở phường Tương Bình Hiệp Môi trường

Nhiều sai phạm tại bãi rác thải công nghiệp ở phường Tương Bình Hiệp

TTTĐ - Bãi rác thải công nghiệp, xà bần tại đường Nguyễn Chí Thanh (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do ông Nguyễn Tấn Thịnh quản lý không phù hợp với quy hoạch, chưa có hồ sơ môi trường theo quy định.
Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao Xã hội

Đoàn kết, đồng lòng đưa Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Chiều 11/11, về dự và chung vui với Nhân dân thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đề nghị cán bộ, Nhân dân thôn 5 tiếp tục đoàn kết, đồng lòng xây dựng thôn ngày càng phát triển; cùng phấn đấu để xã Yên Bình thành xã Nông thôn mới nâng cao...
Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết Muôn mặt cuộc sống

Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết

TTTĐ - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị... chỉ đạo tuyên truyền, khuyến khích đảng viên, cán bộ, công chức tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng chung vui, qua đó nắm tình hình, thăm hỏi, động viên, khích lệ tinh thần Nhân dân trên địa bàn.
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

TTTĐ - Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo” Muôn mặt cuộc sống

Đảm bảo an toàn để người dân khám phá “Giao lộ sáng tạo”

TTTĐ - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Trong thời gian này, để đảm bảo người dân được tham gia các hoạt động an toàn, thuận tiện, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, trật tự dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Xem thêm