Tag

Thúc đẩy công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em từ sớm, từ xa

Muôn mặt cuộc sống 16/11/2023 16:28
aa
TTTĐ - Hiện, mới chỉ có 50% trẻ em được tập huấn kỹ năng phòng chống bạo lực học đường. Một số chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt trong kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
Tuyên truyền, phòng ngừa tình trạng bắt cóc trẻ em Hướng tới môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em Lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em

Nhiều kết quả tích cực

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức từ ngày 16 - 17/11/2023, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Phát triển toàn diện con người bắt đầu từ phát triển toàn diện trẻ em, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em từ sớm, từ xa; gắn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em với giải quyết kịp thời các vấn đề về trẻ em. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các đề án, kế hoạch nhằm đáp ứng các yêu cầu về chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong giai đoạn phát triển và hội nhập mới của đất nước”.

Thúc đẩy công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em từ sớm, từ xa
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại hội nghị

Để phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em, ngày 23/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1863/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025.

Báo cáo về kết quả triển khai Kế hoạch này, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện, kế hoạch đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hiện nay mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã được hình thành trên cả nước với 425 cơ sở trợ giúp xã hội (195 cơ sở công lập, 230 cơ sở ngoài công lập); 149 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 23 trung tâm công tác xã hội với khoảng 35.000 công chức, viên chức và người lao động.

Đáng chú ý, 75% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; 75% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; 40% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em.

Các địa phương cũng chủ động tổ chức các khóa tập huấn ngắn ngày cho đội ngũ người làm công tác trẻ em cấp huyện, cấp xã và đội ngũ cộng tác viên. Cả nước tổ chức 4.137 lớp cho 325.269 lượt cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp. Nhiều mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đổi mới, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn tại địa phương mang lại hiệu quả cao.

Đặc biệt, đến nay đã có 17 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành quy chế, quy định quy trình phối hợp trong hỗ trợ, can thiệp, giải quyết đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại như: TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bình Dương, Hòa Bình, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Điện Biên, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Cà Mau, Quảng Nam, Kon Tum, Nghệ An.

Một số mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đổi mới, sáng tạo như: Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh; mô hình Ngôi nhà Ánh Dương ở các tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng...

Bộ Công an cũng đã triển khai xây dựng 39 mô hình “Phòng điều tra thân thiện” ở 38 đơn vị, địa phương, tập huấn cho trên 1.000 cán bộ điều tra các cấp phục vụ quá trình xác minh, điều tra các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi...

Chỉ 50% trẻ được tập huấn phòng chống bạo lực học đường

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện Cục Trẻ em cho biết, công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý, mới chỉ có 50% trẻ em được tập huấn kỹ năng phòng chống bạo lực học đường. Một số chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt trong kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở một số nơi hiệu quả chưa cao. Việc cung cấp, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em vẫn còn lúng túng, chưa kịp thời; mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có thời điểm bị gián đoạn.

Một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể và chậm được rà soát, bổ sung, sửa đổi gây khó khăn cho địa phương khi thực hiện nhiệm vụ; ngân sách hàng năm của các tỉnh, thành phố phân bổ cho cấp huyện và cấp xã không có hoặc rất thấp, chủ yếu là giao nhiệm vụ.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, tổ chức đã trao đổi, tham luận về những khó khăn, thách thức khi thực hiện các giải pháp, mô hình, phương thức giải quyết, can thiệp, hỗ trợ để phát triển toàn diện trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật, vận động xã hội hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi...

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho rằng, sau dịch COVID-19, các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em tại Thạch Thất (Hà Nội), Bình Thạnh (TP. HCM) để lại hậu quả nghiêm trọng. Các vụ bắt cóc, tống tiền, giết trẻ em, vừa qua cũng ảnh hưởng đến mục tiêu phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025 theo quyết định 1863 của Thủ tướng.

Để ngăn chặn xâm hại trẻ em, ông Nam nhấn mạnh, Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 tiếp tục là kênh nhận tin báo, tư vấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã để hỗ trợ, bảo vệ trẻ em có nguy cơ xâm hại; đồng thời đề nghị các bên liên quan sớm triển khai nhiều giải pháp như mô hình dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp, mở rộng mạng lưới bảo vệ trẻ em, truyền thông phòng ngừa xâm hại trẻ em…

Cùng với đó, các đại biểu cho rằng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn thể người dân về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em trong cộng đồng xã hội. Công tác truyền thông phải được thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tình hình xâm hại trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa phòng ngừa, kiểm soát và kéo giảm so với mục tiêu đặt ra, vẫn còn xảy ra các vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội. Từ năm 2020 đến hết tháng 9 năm 2023 cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em, trong đó số vụ xâm tình dục trẻ em chiếm trên 80%.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Liên hoan văn hóa phụ nữ dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Liên hoan văn hóa phụ nữ dân tộc thiểu số

TTTĐ - Ngày 26/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2025.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
Những trang sử vẻ vang của vùng đất Thủ Dầu Một Muôn mặt cuộc sống

Những trang sử vẻ vang của vùng đất Thủ Dầu Một

TTTĐ - Trong không khí hân hoan hướng về lễ kỷ niệm trọng đại, Bình Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Thủ Dầu Một - Bình Dương, 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; hướng đến 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
EVNSPC hỗ trợ Lâm Đồng 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát Xã hội

EVNSPC hỗ trợ Lâm Đồng 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) hỗ trợ kinh phí 900 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đà Nẵng: Sắp xếp phường, xã bố trí trụ sở mới trước ngày 15/5 Muôn mặt cuộc sống

Đà Nẵng: Sắp xếp phường, xã bố trí trụ sở mới trước ngày 15/5

TTTĐ - Trước ngày 15/5, TP Đà Nẵng phải xây dựng xong phương án bố trí trụ sở làm việc của đơn vị hành chính cấp xã mới.
Công bố quyết định thành lập Binh đoàn 19 tại Quảng Ninh Xã hội

Công bố quyết định thành lập Binh đoàn 19 tại Quảng Ninh

TTTĐ - Tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ Công bố quyết định thành lập Binh đoàn 19 (tiền thân là Tổng Công ty Đông Bắc) và trao Quân kỳ Quyết thắng, lá cờ biểu tượng cho truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Quảng Ninh: Kỷ niệm 70 năm giải phóng vùng mỏ Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: Kỷ niệm 70 năm giải phóng vùng mỏ

TTTĐ - Tối 25/4, tại Quảng trường 12/11 (TP Cẩm Phả), tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức chương trình Kỷ niệm 70 năm Giải phóng vùng mỏ 25/4 (1955 - 2025), với chủ đề "Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường".
Hoành tráng buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Muôn mặt cuộc sống

Hoành tráng buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước

TTTĐ - Tối 25/4, trên trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), 38 khối thuộc lực lượng quân đội, công an và các khối khác đã cùng tham gia sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước mừng Đại lễ 30/4. Đặc biệt, trong buổi sơ duyệt lần này có khối quân đội Trung Quốc cùng tham gia.
Dàn đại bác “khai hỏa” trước thềm đại lễ 30/4 tại buổi sơ duyệt Muôn mặt cuộc sống

Dàn đại bác “khai hỏa” trước thềm đại lễ 30/4 tại buổi sơ duyệt

TTTĐ - Trong tiếng hò reo, phấn khích của người dân, 15 khẩu đại bác đã khai hỏa trong buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành tối 25/4, tại trận địa pháo bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Phát động phong trào học tập tấm gương, Liệt sĩ - Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải Xã hội

Phát động phong trào học tập tấm gương, Liệt sĩ - Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

TTTĐ - Tỉnh đoàn Quảng Ninh vừa tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập và noi gương hành động dũng cảm của liệt sĩ, thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh
Xem thêm