Giảm thiểu tình trạng trẻ bị xâm hại và gặp tai nạn thương tích
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo từ trung ương đến thành phố về công tác phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
Đồng thời, các đơn vị tích cực tuyên truyền, tập huấn về nội dung này song song với việc phối hợp liên ngành trong các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; trong phòng ngừa, chia sẻ thông tin, can thiệp và hỗ trợ kịp thời trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
![]() |
Các học viên thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Ảnh minh hoạ |
Đối với Trung tâm Pháp y Hà Nội và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập phối hợp với cơ quan công an, tư pháp…trong giám định, hỗ trợ pháp lý và tâm lý cho trẻ em bị xâm hại hoặc tai nạn.
Trong quá trình giám định, khám và điều trị cho trẻ em, nếu phát hiện trường hợp trẻ em có những tổn thương trên cơ thể nghi ngờ trẻ bị xâm hại hoặc trường hợp trẻ em trong một thời gian ngắn liên tục bị tai nạn thương tích tại gia đình, trường học thì thông tin ngay với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội (số điện thoại 0243.2233.111) để phối hợp can thiệp, hỗ trợ trẻ em kịp thời.
Các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn trẻ biết cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại; cách nhận diện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại cũng như hướng dẫn trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích.
Song song với đó là tập huấn cho đội ngũ cán bộ, bà mẹ, bà dì, người chăm sóc trẻ kiên thức về tư vấn, can thiệp và hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xậm hại; kỹ năng nhận diện, xử lý ban đầu các trường hợp nghi ngờ bị xâm hại hoặc gặp tai nạn thương tích.
Các đơn vị thực hiện đánh giá nguy cơ mất an toàn trong môi trường sinh hoạt, học tập và điều trị của trẻ để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả; phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, gia đình và nhà trường để kịp thời nắm bắt tình hình và can thiệp, hỗ trợ trẻ em.
Sở Y tế cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Trung tâm Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ bị xâm hại và trẻ bị tai nạn thương tích.
Các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo); ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em, các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chứng nhận độc lập - căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn sữa bột

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh góp phần thành công Đại lễ Vesak 2025

Bệnh nhân hưởng lợi từ việc đăng ký khám bệnh trực tuyến

Cảnh giác ký sinh trùng chui vào mũi, tai khi tắm sông suối

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát

Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả

Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam

“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng
