Tag

Thông tư 29 có chữa được “bệnh thành tích” của phụ huynh?

Giáo dục 17/02/2025 13:31
aa
TTTĐ - 3 ngày trôi qua kể từ khi Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định những điểm mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, xôn xao trên các diễn đàn, trang mạng xã hội là những băn khoăn, trăn trở của phụ huynh. Đáng bàn là trước thông tư này, phụ huynh cũng là những người trăn trở nhiều nhất về những tiêu cực của dạy thêm, học thêm… Điều đó cho thấy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về Thông tư mới ban hành.
Những điểm mới nổi bật về dạy thêm, học thêm từ ngày 14/2

Thông tư 29 và những điều cần làm rõ

Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, quận Đống Đa, Hà Nội là phụ huynh của 2 học sinh lớp 6 và lớp 1. Chị chia sẻ: “Trước đây, sau khi con tan học vào lúc 16h30, tôi thường gửi con cho cô kèm cặp thêm đến 7h30 mới đón về nhà để vệ sinh, ăn uống. Lúc ấy, bài tập con đã làm hết rồi, con chơi rồi hôm sau lại đến trường".

Cũng giống như chị Ngọc Anh, một phụ huynh tên H ở quận Cầu Giấy, Hà Nội thành thật chia sẻ: "Tôi muốn con đi học thêm vì nếu nghỉ học chiều thì không có ai trông, sợ con đi chơi không quản lý được".

hoc-sinh-ha-noi-khai-giang-vao-ngay-59
Học sinh Hà Nội

Tương tự như chị Ngọc Anh, chị H, rất nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội có thói quen gửi con “để cô kèm cặp thêm” sau giờ học chính khóa không phải vì những kiến thức ở giờ học phụ đạo ấy thật sự cần thiết mà vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau.

Có người vì bận đi làm về muộn không đón được con. Có người vì không muốn hoặc ngại kèm con học… Điều đó cho thấy trách nhiệm chưa cao, tâm lý “trăm sự nhờ cô” của nhiều phụ huynh học sinh cùng những kỳ vọng quá lớn vào giáo viên, ngành giáo dục. Nhiều người coi lớp học thêm là nơi trông giữ trẻ, phó mặc sự quản lý cho nhà trường, thầy cô.

Theo Bộ GD&ĐT, nhu cầu dạy thêm, học thêm hiện rất lớn, song đây là hoạt động phức tạp, cả ở trong và ngoài nhà trường. Bộ ban hành Thông tư 29 nhằm thắt chặt quản lý.

Cụ thể, trường học chỉ được dạy thêm miễn phí với ba nhóm, gồm: Học sinh chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp tự nguyện ôn thi. Tổ chức, cá nhân muốn dạy thêm ngoài trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Giáo viên không được thu tiền dạy thêm với học sinh chính khóa của mình.

Quy định mới có hiệu lực vào ngày 14/2. Nhiều trường học, giáo viên đồng loạt dừng dạy thêm, khiến phụ huynh lo lắng về thành tích học tập và thi cử của con. Chính tâm lý này ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội.

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài nhà trường thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực".

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng mong phụ huynh không coi điểm số trở thành áp lực mà phối hợp với nhà trường, giáo viên để việc học của con em trở nên nhẹ nhàng, đúng bản chất.

"Chúng ta phải xuất phát từ bản chất của giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh, trả lại cho các em tuổi thơ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui", Thứ trưởng nói.

Hà Nội hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 29 như thế nào?

Từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Với mục tiêu vì quyền lợi học sinh, bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, Sở GD&ĐT Hà Nội là một trong các đơn vị đầu tiên ban hành văn bản hướng dẫn triển khai.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm là cần thiết. Đây là hoạt động khá phức tạp, phạm vi rộng, nhu cầu của người học ngày càng lớn, trong khi văn bản cũ (Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT) ban hành từ năm 2012 đến nay có nhiều nội dung không còn phù hợp, chưa đủ chế tài quản lý.

Các nội dung tại thông tư mới bao quát được toàn bộ hoạt động dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài trường học; trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện, phòng GD&ĐT, UBND cấp xã, hiệu trưởng nhà trường…

Các quy định của thông tư mới cũng nhằm hướng đến việc đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, bảo đảm lợi ích học sinh, giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm, mẫu mực của nhà giáo.

Thành phố Hà Nội đang tích cực và quyết liệt trong việc chỉ đạo triển khai nội dung này nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, vì học sinh, khẳng định vị thế người thầy, góp phần giải quyết những bất cập trong dạy thêm, học thêm.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024-2025, quy mô giáo dục Hà Nội có hơn 2.900 cơ sở giáo dục; 2,3 triệu học sinh và 130.000 nhà giáo. Việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn là vấn đề phức tạp, nhu cầu lớn, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và phù hợp thì đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là học sinh.

Xác định rõ điều đó, ngày 11/2/2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hướng dẫn việc triển khai.

Sở đề nghị các đơn vị, nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả, báo cáo kịp thời về Sở những khó khăn, vướng mắc (nếu có).

Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của nhà giáo nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh; đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bảo đảm phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để bảo đảm học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm.

Đồng thời, Sở cũng sẽ triển khai các giải pháp phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đủ trường học, tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

“Để thông tư mới đi vào thực tiễn và có hiệu quả thì việc triển khai đồng bộ các giải pháp là cần thiết, trong đó điều quan trọng sự thay đổi về nhận thức. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác có liên quan cần tăng cường.

Việc này nhằm nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để họ “nói không” với dạy thêm sai quy định; đồng thời cũng giúp học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm để thực hiện đúng. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quan tâm các chính sách bảo đảm đời sống giáo viên, giúp họ chuyên tâm cống hiến với nghề”, ông Trần Thế Cương nhấn mạnh.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh: Nếu phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm vì con không đi học thêm, còn nặng nề về điểm số… thì dù có nỗ lực, ngành Giáo dục cũng khó thể giải quyết căn cơ những bất cập về dạy thêm, học thêm.

"Tôi kêu gọi phụ huynh học sinh hãy tin tưởng, đồng lòng chung sức, khẳng định trách nhiệm gia đình cùng ngành Giáo dục thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm, bảo đảm quyền lợi để các em được phát triển toàn diện", ông Trần Thế Cương chia sẻ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập Giáo dục

Sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình học tập

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình “Đối thoại, tư vấn, tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ Đô phối hợp với Trường THPT Hà Đông tổ chức, gian hàng của Trung tâm luyện thi vào 10 và đại học Tâm Chí Tài (TCT) đã thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh nhờ hệ thống hoạt động trải nghiệm phong phú, thông tin chuyên sâu và tinh thần đồng hành đầy nhiệt huyết.
Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp Giáo dục

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

TTTĐ - Ngày 5/4, tại trường trung học phổ thông Hà Đông, báo Tuổi trẻ Thủ Đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 với sự tham gia của khoảng 2.000 học sinh và gần 13 các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp cùng gian hàng tư vấn. Tại gian tư vấn của trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thu hút rất đông học sinh quan tâm.
Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế Nhịp sống trẻ

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

TTTĐ - Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp quốc tế. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp các bạn trẻ tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiểu rõ xu hướng này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo nhóm ngành Ngôn ngữ – một lĩnh vực đang lên ngôi và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số Giáo dục

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thật tốt; lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu… Giáo dục

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chuyên gia, khách mời tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Các học sinh đã được lắng nghe nhiều điều thiết thực, ý nghĩa, giúp giải tỏa băn khoăn, thắc mắc khi chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? Giáo dục

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các em đang đứng trước lựa chọn đầu tiên đầy quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khi đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức, không ít bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi phải đưa ra quyết định có thể định hình tương lai của mình. Câu hỏi "Nên chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?" trở thành nỗi trăn trở chung của nhiều bạn trẻ và phụ huynh.
Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề Giáo dục

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

TTTĐ - Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 5/4 tại trường THPT Hà Đông thu hút gần 2.000 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia. Nhiều thông tin bổ ích đã được các chuyên gia “bật mí” để các em có thể chọn ngành, nghề, trường học phù hợp với bản thân.
Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn Giáo dục

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 - hoạt động thiết thực giúp học sinh, đặc biệt là khối 12 xác định rõ định hướng tương lai giữa muôn vàn lựa chọn ngành nghề.
Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp Giáo dục

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ yêu cầu các trường đại học rà soát lại việc xây dựng tổ hợp xét tuyển không phù hợp với ngành học.
7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 Giáo dục

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Xem thêm