Tag

Thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tin tức 30/11/2024 18:42
aa
TTTĐ - Chiều 30/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tỷ lệ tán thành cao.

Nghị quyết quyết nghị việc quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.

Chính thức thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Các đại biểu ấn nút biểu quyết

Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM.

Về quy mô, đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Hình thức đầu tư công, áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827ha, gồm: Đất trồng lúa khoảng 3.655ha, đất lâm nghiệp khoảng 2.567ha và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605ha. Trong đó, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 3.102ha; rừng đặc dụng khoảng 243ha, rừng phòng hộ khoảng 653ha, rừng sản xuất khoảng 1.671ha.

Sơ bộ số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn: Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng (một triệu, bảy trăm mười ba nghìn, năm trăm bốn mươi tám tỷ đồng); Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo nghị quyết, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư dự án theo đúng nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan.

Chính phủ cũng chịu trách nhiệm bảo đảm dự án đúng tiến độ, chất lượng; quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư; chỉ đạo tổ chức việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Trong quá trình vận hành, khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các khu đô thị có nhu cầu vận tải lớn.

Các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các tiểu dự án được giao tổ chức thực hiện.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức vận hành, khai thác; huy động các doanh nghiệp khác đầu tư phương tiện; tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng mô hình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng bảo đảm thống nhất, hiện đại, hiệu quả; tham gia phát triển công nghiệp đường sắt.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện Tin tức

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới...
Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập Tin tức

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho lãnh đạo cấp xã trong thời gian đầu sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp Tin tức

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

TTTĐ - Qua tổng hợp sơ bộ cho thấy, về cơ bản đại đa số các ý kiến đồng tình và bày tỏ sự thống nhất cao với sự cần thiết phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng" Thời sự

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

TTTĐ - Tối 13/5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên) thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025.
Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả Tin tức

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Chiều 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” Tin tức

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

TTTĐ - Việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với Nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn…
Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025 Tin tức

Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2025. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở và xã, phường sẽ diễn ra vào đầu quý III/2025.
Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới Tin tức

Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới

TTTĐ - TP Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương...
Xem thêm