Tag

Thống nhất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững

Môi trường 29/10/2019 11:20
aa
TTTĐ - Các sự cố môi trường do hoạt động vận tải như tràn dầu, tràn các chất độc hại trong quá trình vận chuyển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi trường. Do vậy, cần thống nhất các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Thống nhất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn EST 12

Diễn đàn Liên Chính phủ về Giao thông vận tải bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 (EST 12) với chủ đề “Tiến tới thành phố thông minh và có khả năng thích ứng thông qua hệ thống giao thông vận tải thông minh và các-bon thấp” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 - liên kết nội đô và củng cố lẫn nhau, thỏa thuận Paris và các chương trình quốc tế khác về giảm rủi ro thiên tai.

Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn, chiều 28/10, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, nhiều thành phố châu Á đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: suy giảm các nguồn tài nguyên: nước, đất, biển, đại dương, chất lượng không khí; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững.

“Tính toán của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe con người có thể làm giảm 3,5% GDP vào năm 2035. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 7 triệu người trên Trái Đất thiệt mạng do ô nhiễm không khí; và cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm”, Thứ trưởng dẫn chứng,

Khẳng định GTVT có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, Thứ trưởng cho rằng, tốc độ phát triển nhanh về số lượng các loại phương tiện giao thông vận tải đã làm gia tăng các áp lực đến môi trường. Sự gia tăng về số lượng ôtô và xe máy ở khu vực đô thị là nguồn lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự gia tăng các loại tàu sông, tàu biển và hoạt động hàng hải là nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, sông, hồ.

“Đặc biệt, sự cố môi trường do hoạt động vận tải như tràn dầu, tràn các chất độc hại trong quá trình vận chuyển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi trường. Việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông làm cho tài nguyên đất, rừng dần thu hẹp, làm suy giảm đa dạng sinh học”, Thứ trưởng nói.

Trước bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra đối với các thành phố châu Á là làm thế nào để quản lý nhu cầu gia tăng vận chuyển hàng hóa và giao thông đô thị trong khi hạ tầng và phát triển đô thị còn nhiều hạn chế?

Việt Nam đang tập trung hướng tới phát triển nền kinh tế xanh và nền công nghiệp 4.0, xây dựng các thành phố thông minh, ít ô nhiễm môi trường và ít phát thải carbon, thông qua việc triển khai và xây dựng thống cơ chế, chính sách; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn để tăng cường quản lý, thiết lập hàng rào kỹ thuật bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng các Chiến lược, Kế hoạch hành động nhằm bảo vệ, phục hồi môi trường tự nhiên.

Các giải pháp định hướng phát triển đô thị xanh, thông minh, ít các-bon đã được Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện như: Thiết lập hệ thống giao thông công cộng thuận lợi, ít phát thải, thân thiện với môi trường, triển khai các tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG, xe buýt nhanh… ; đầu tư công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong xây dựng, công nghiệp; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, đầu tư các trang thiết bị tự động theo dõi diễn biến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các đô thị.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm