Tag

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Văn hóa 09/07/2024 17:32
aa
TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Tháng Bảy nghĩa tình ở Ngã ba Đồng Lộc Hành trình về nguồn tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ Tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sỹ Lý Tự Trọng

Câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, biết bao người chiến sỹ đã nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân, hy sinh hạnh phúc riêng tư cho độc lập tự do.

Mặc dù bị đọa đày nơi ngục tối, những người con trung hiếu luôn kiên gan bền chí trước các trận đòn tra tấn thấu xương, luôn sáng mãi niềm tin về thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ
Trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" thu hút đông đảo đại biểu và Nhân dân tham dự

Trước họng súng quân thù, những người chiến sỹ vẫn hiên ngang đến giây phút cuối cùng, vẫn vẹn nguyên lời thề quyết tử cho Tổ quốc. Tấm gương hy sinh của các đồng chí đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi.

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” là câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù và cũng là tình cảm thiêng liêng, góp phần thắp lên ngọn lửa tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: Tiếng súng mở đầu, Trọn một lời thề và Dấu xưa vang mãi.

Tiếng súng mở đầu

Trưng bày thể hiện nội dung sau khi thành lập (2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo quần chúng làm nên: Phong trào cách mạng (1930 - 1931) với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ (1936 - 1939). Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Ngày 22/9/1940, quân Nhật tiến công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn. Chống cự yếu ớt, quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng.

Không khuất phục trước kẻ thù, ba cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở ba miền Bắc, Trung, Nam là khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), binh biến Đô Lương (1/1941). Đây chính là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc.

Trọn một lời thề

Phần trưng bày này thể hiện nội dung: Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp người dân, dựng trường bắn và xử tử hình nhiều đồng chí lãnh đạo của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa, như các đồng chí: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai…

Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh kiên cường. Ở nơi trường bắn, các đồng chí vẫn hiên ngang, bất khuất.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đồng chí Hà Huy Tập sinh năm 1906 tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng).

Cuối năm 1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất Đảng Tân Việt với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1929 - 1932, đồng chí học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Năm 1933, tham gia Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 7/1936 - 3/1938, đồng chí giữ cương vị Tổng Bí thư, sau đó tham gia Thường vụ Trung ương Đảng.

Ngày 1/5/1938, đồng chí bị địch bắt lần thứ nhất, giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 30/3/1940, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai. Khi bị tòa án địch kết án tử hình, tháng 3/1941, đồng chí đã khẳng khái trả lời: Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động.

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh năm 1912 tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Năm 1928, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Cuối năm 1928, đồng chí đi “vô sản hóa” ở vùng mỏ Quảng Ninh. Khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời (6/1929), đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (2/1930), đồng chí được bầu làm Bí thư Đặc khu ủy Hòn Gai - Uông Bí. Tháng 2/1931, đồng chí bị địch bắt, giam tại các Nhà lao Hải Phòng, Hỏa Lò.

Khi bị xét xử tại tòa án thực dân, năm 1931, đồng chí đã đanh thép trả lời: "Tòa khép tôi vào tội có chân trong Đảng Cộng sản và âm mưu làm rối cuộc trị an. Không đúng! Tôi phải làm cách mạng, vì bọn đế quốc quá áp bức quần chúng, tìm hết cách bóc lột, nào sưu cao, thuế nặng, nào quốc trái để vơ vét cho chúng. Tôi làm cách mạng là để phá bỏ sự vơ vét bất công đó".

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị đày đi Nhà tù Côn Đảo, giam cho đến năm 1936 mới được trả tự do. Năm 1937, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; tháng 3/1938 được bầu làm Tổng Bí thư.

Tháng 1/1940, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai, giam ở Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

Đồng chí Võ Văn Tần sinh năm 1891 tại làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Năm 1923, đồng chí bị địch bắt, giam vì cùng nông dân đấu tranh chống thu thuế sát sinh vô lý. Năm 1926, đồng chí tham gia Hội kín Nguyễn An Ninh. Tháng 8/1929, đồng chí gia nhập An Nam Cộng sản Đảng.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Năm 1930 - 1931, đồng chí phụ trách các cuộc biểu tình ở Chợ Lớn, Gia Định đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập công nhân. Tháng 6/1931, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn; năm 1932, làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Tháng 3/1937, đồng chí giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1938, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt giam tại bót Catinat, Sài Gòn. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim: "Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng".

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

Dấu xưa vang mãi

Nội dung trưng bày này nhấn mạnh: Những địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng giờ đây đã trở thành những “địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Nhiệt huyết cách mạng, khí phách hiên ngang của những người chiến sỹ vẫn âm vang qua những lời nói, câu thơ và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ
Màn hoạt cảnh xúc động tại trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" (Ảnh: Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Hôm nay đây Tổ quốc ta đẹp lắm

Là công ơn máu thắm những anh hùng

Cả đất nước tưởng nhớ một ngày chung

Hương khói tỏa muôn trùng bao thương tiếc

(Trích: Bài thơ “Các anh ơi”, Đào Mạnh Thạnh)

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Trong lễ khai mạc trưng bày diễn ra sáng 8/7, hoạt động thuyết minh trưng bày kết hợp với âm thanh bổ trợ đã giúp đại biểu và khách tham quan như ngược dòng lịch sử để hiểu sâu sắc về tinh thần đấu tranh kiên cường trong lao tù, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đặc biệt là màn hoạt cảnh xúc động tái hiện cuộc gặp gỡ cuối cùng trong Nhà tù Hỏa Lò của gia đình đồng chí Mai Ngọc Thuyết và đồng chí Nguyễn Văn Mẫn năm 1933. Sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Mẫn bị lưu đày đi Nhà tù Côn Đảo. Năm 1943, đồng chí hy sinh do chế độ tù đày khắc nghiệt.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Du khách còn được trải nghiệm cảnh phục dựng sự cùm kẹp tại hai gian xà lim dùng giam tù nhân bị kết án tử hình để cảm nhận một phần gian khổ, khắc nghiệt mà thế hệ cha ông đã trải qua khi bị địch bắt, giam trong Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" diễn ra đến ngày 15/8 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đọc thêm

Linh thiêng khúc ca từ “Miền xa thẳm” Điện ảnh - Âm nhạc

Linh thiêng khúc ca từ “Miền xa thẳm”

TTTĐ - Những ca khúc trong chương trình "Miền xa thẳm" sẽ được vang lên, linh thiêng và đầy cảm xúc, nhằm tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu, viết nên những trang sử hào hùng cho dân tộc.
NSƯT Khánh Hòa làm phim ca nhạc "bom tấn" sau 8 lần đến Trường Sa Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Khánh Hòa làm phim ca nhạc "bom tấn" sau 8 lần đến Trường Sa

TTTĐ - Bằng tình yêu vô điều kiện, đặc biệt lớn lao với vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, NSƯT Khánh Hòa đã cho ra mắt bộ phim ca nhạc "bom tấn" về Trường Sa với sự tham gia của hơn 1.000 người và 6 thế hệ diễn viên. Tác phẩm vô cùng xúc động, chạm đến trái tim khán giả trước sự hi sinh, cống hiến và anh hùng của các chiến sĩ hải quân đồng thời nhân lên niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước mình.
Hé lộ về bức thư khiến Shark Minh Beta nghẹn ngào trên truyền hình Giải trí

Hé lộ về bức thư khiến Shark Minh Beta nghẹn ngào trên truyền hình

TTTĐ - Được biết đến là một doanh nhân bản lĩnh trên thương trường, hiếm khi người thân, bạn bè của Bùi Quang Minh (Minh Beta - Chủ tịch Beta Group) thấy anh rơi nước mắt. Trong tập 1 của "Shark Tank Việt Nam", lần đầu tiên có một người khiến anh phải nghẹn ngào khi đọc từng câu chữ trong bức thư được gửi đến anh thông qua chương trình.
Bộ sách về cô bé Hilda ưa mạo hiểm đến với bạn đọc Việt Văn hóa

Bộ sách về cô bé Hilda ưa mạo hiểm đến với bạn đọc Việt

TTTĐ - Mùa hè này, Đông A Books đưa bạn đọc Việt Nam bước vào những chuyến phiêu lưu kỳ thú, cùng cô bé Hilda khám phá thế giới huyền bí với vô vàn sinh vật ma thuật được lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Scandinavia.
Khán giả Hà Nội sẽ được đắm mình vào “vũ trụ âm nhạc” Mozart Văn hóa

Khán giả Hà Nội sẽ được đắm mình vào “vũ trụ âm nhạc” Mozart

TTTĐ - Sau thành công của Hòa nhạc Bốn mùa (Four Seasons Concert), Nhà hát Hồ Gươm tiếp tục mang đến cho công chúng trải nghiệm thú vị trong âm nhạc cùng những khoảnh khắc tươi đẹp với The Mozart Concert mang tên “Bei Momenti” (Beautiful Moment), diễn ra vào hai ngày 23 - 24/8.
NSND Quốc Hưng tri ân "Thiên hùng ca bất tử" tại Quảng Trị Điện ảnh - Âm nhạc

NSND Quốc Hưng tri ân "Thiên hùng ca bất tử" tại Quảng Trị

TTTĐ - "Thiên hùng ca bất tử" là một MV ca nhạc với chủ đề, nội dung, ý nghĩa tri ân các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh quên mình vì đất nước, vì Tổ quốc. MV được thực hiện khá công phu khi cả nhạc sĩ Kiên Ninh, NSND Quốc Hưng cùng toàn bộ ekip trực tiếp vào Quảng Trị để ghi hình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa Văn học - Nghệ thuật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

TTTĐ - Bài viết “Anh ấy vẫn như xưa” đăng trên tuần báo Tuổi trẻ Thủ đô, số 26 (từ ngày 20/6 - 28/6/2002) do bà Khúc Nga, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu lên những cảm nghĩ của mình về đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ. Bài viết này sau đó được báo Nhân Dân tuyển chọn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (năm 2019) in trong cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng lại bài viết này, giới thiệu với độc giả.
Sáng mãi tấm gương "Những anh hùng trẻ tuổi" Văn hóa

Sáng mãi tấm gương "Những anh hùng trẻ tuổi"

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả bộ sách "Những anh hùng trẻ tuổi".
Hà Nội đêm lặng yên như lời từ biệt kính cẩn Văn học - Nghệ thuật

Hà Nội đêm lặng yên như lời từ biệt kính cẩn

TTTĐ - Đêm Hà Nội lặng yên, không một làn gió thoảng. Thành phố bỗng chốc trở nên trầm mặc, bao nhiêu tâm hồn như cùng chung một nỗi niềm thương tiếc. Hà Nội đêm nay, vạn người thao thức, tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về với thế giới của những người hiền.
Khi những vần thơ, điệu nhạc bật lên từ cảm xúc... Văn hóa

Khi những vần thơ, điệu nhạc bật lên từ cảm xúc...

TTTĐ - Khi trái tim lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngừng đập, hàng triệu trái tim người Việt Nam thổn thức, nghẹn ngào với niềm tiếc thương vô bờ người lãnh đạo cả một đời vì nước, vì dân. Xúc động trào dâng, những văn nghệ sĩ đã biến cảm xúc thành tác phẩm bày tỏ thành kính tri ân những công lao, di sản mà người cộng sản kiên trung Nguyễn Phú Trọng để lại cho Tổ quốc.
Xem thêm