Tag

Tạo cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Muôn mặt cuộc sống 16/10/2024 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 16/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình có buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai nhiệm vụ 9 tháng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm và trong thời gian tới.
Huy động nguồn lực để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số “Cầu nối” thông tin với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum: Hành trình thanh niên đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tham dự buổi làm việc, có lãnh đạo các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội , Y tế, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ , Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ…

Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Báo cáo với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các cấp ủy, chính quyền địa phương, Ủy ban Dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc các cấp đã nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực, chủ động tổ chức thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đạt được nhiều kết quả quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; huy động được sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thường xuyên được quan tâm rà soát, điều chỉnh, bổ sung thống nhất về cơ chế quản lý, tập trung nguồn lực, khắc phục tình trạng trùng lắp. Chính sách phân cấp mạnh cho địa phương và thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện; ưu tiên tập trung đầu tư đối với địa bàn đặc biệt khó khăn. Cơ chế chính sách từng bước thay đổi cách thức tiếp cận theo hướng phát huy nội lực của đối tượng thụ hưởng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phát đối với khu vực và cả vùng - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phát đối với khu vực và cả vùng - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, lũy kế nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc đến cuối tháng 9/2024, trên hệ thống cơ sở dữ liệu Chính phủ là 142 nhiệm vụ, trong đó, số nhiệm vụ đã hoàn thành là 83; số nhiệm vụ đang thực hiện/chưa hoàn thành là 59 (46 nhiệm vụ còn trong hạn, 9 nhiệm vụ quá hạn).

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo số liệu tính toán của Bộ Tài chính đến ngày 30/9/2024, tỷ lệ giải ngân chương trình đạt gần 8.799 tỷ đồng (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024).

Trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có sự thay đổi đáng kể. Từ vị trí đứng cuối cùng năm 2022 với kết quả giải ngân thấp nhất, lên đứng thứ 2 năm 2023 và hiện nay (tháng 9/2024) đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia có tỉ lệ giải ngân cao nhất, cao hơn gần 1,2 lần so với tổng vốn của cả 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đạt được nhiều kết quả quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đạt được nhiều kết quả quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho hay, việc thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, không ổn định. Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số chưa được chú trọng đúng mức; tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị nói chung chưa đạt quy định. Năng lực trình độ của một số cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ là người dân tộc thiểu số có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nhiều địa phương chưa chủ động, quyết liệt, sợ sai, sợ trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tình hình an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định; kinh tế-xã hội còn rất nhiều khó khăn; các giá trị văn hóa truyền thông đang có nguy cơ bị mai một...

Các đại biểu đề nghị Ủy ban Dân tộc, các địa phương cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án, công trình, cũng như có các giải pháp đột phá trong phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội... - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Các đại biểu đề nghị Ủy ban Dân tộc, các địa phương cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án, công trình, cũng như có các giải pháp đột phá trong phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội... - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Một số nhiệm vụ trọng tâm

Trên cơ sở kết quả công tác 9 tháng năm 2024, thời gian tới, Ủy ban Dân tộc xác định tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục tham mưu, thực hiện rà soát và sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan công tác dân tộc đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, tập trung xây dựng và hoàn thiện các đề án, chính sách dân tộc trong trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024 (9 đề án, chính sách).

Uỷ ban Dân tộc tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình; chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Dân tộc tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường... giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng gợi ý Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn những điểm, nhiệm vụ đột phá để tập trung thực hiện - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Trong triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng gợi ý Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn những điểm, nhiệm vụ đột phá để tập trung thực hiện - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phát biểu tại buổi làm việc, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, các đại biểu cho rằng điểm xuất phát vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, chất lượng nguồn nhân lực thấp… đó là những hạn chế, thách thức rất lớn trong thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống đồng bào của vùng.

Cùng với các cơ chế, chính sách đã có và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, các đại biểu đề nghị Ủy ban Dân tộc, các địa phương cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án, công trình, cũng như có các giải pháp đột phá trong phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các cơ quan, đơn vị ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Không ngừng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao những kết quả tích cực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ mà Ủy ban Dân tộc đạt được thời gian qua; cho rằng những tham mưu, đề xuất, sáng kiến… của Ủy ban Dân tộc đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, diện mạo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng có sự thay đổi. Đời sống đồng bào không ngừng được cải thiện rõ rệt. Các trạm y tế, nhà văn hóa, trường học ngày càng khang trang, kiên cố, sạch đẹp và hiện đại. Mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt hơn….

Phó Thủ tướng mong muốn Ủy ban Dân tộc cũng như các bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ hơn với Ủy ban Dân tộc, các địa phương trong triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trọng tâm là tập trung xây dựng và hoàn thiện, triển khai các đề án, chính sách dân tộc và phải thực sự tạo được cú hích, sự chuyển động trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nhấn mạnh chủ trương, chính sách, nguồn lực đã có, đã được bố trí hoặc đã có kế hoạch, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, trong quá trình triển nhiệm vụ, cần chú ý hơn tới việc đáp ứng nhu cầu thực tế của các địa phương, nhất là về nguồn lực và kinh phí. Đồng thời, trong quá trình hoạch định chính chính sách, triển khai chính sách, cần đặc biệt quan tâm đến những vùng khó khăn và phải làm khẩn trương, kịp thời với các thục tục đơn giản nhất có thể, bảo đảm dễ làm, dễ thực hiện, dễ áp dụng chính sách. Các chương trình, dự án về khoa học công nghệ cần cũng chú ý nhiều hơn đến cả các yếu tố về xã hội.

Việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phát, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu không ngừng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc, đồng thời phải nâng cao hơn nữa năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ làm công tác dân tộc.

Trong triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng gợi ý Ủy ban Dân tộc; các bộ, ngành hữu quan cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn những điểm, nhiệm vụ đột phá để tập trung thực hiện, chẳng hạn như chọn nhiệm vụ đột phá về xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào; kiên cố hóa trạm y tế, trường học; thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông…

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã xem xét, trao đổi, cho ý kiến cụ thể đối với các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban Dân tộc về các nội dung liên quan đến: Các giải pháp tạo sinh kế, công ăn việc làm cho đồng bào. Các đơn vị quan tấm tới xây dựng chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị chú trọng chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng; việc sắp xếp, ổn định dân cư, chấm dứt tình trạng di cư tự do; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc; việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy giản ngân đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia…

Đọc thêm

Quận Cầu Giấy hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

TTTĐ - Ngày 31/12, Đảng bộ quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo quận, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ quận.
Nhiều quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 Muôn mặt cuộc sống

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2025, nhiều quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động lớn đến đời sống dân sinh.
Tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số Xã hội

Tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số

TTTĐ - Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô năm 2024 ổn định và từng bước cải thiện nâng cao.
10 sự kiện tiêu biểu của Công đoàn Viên chức Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

10 sự kiện tiêu biểu của Công đoàn Viên chức Việt Nam

TTTĐ - Năm 2024, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực trên nhiều mặt công tác, đóng góp vào thành tích chung của Công đoàn Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu, nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024.
Đấu giá gốc trầm hương 1,79 tỷ đồng để gây quỹ học bổng Muôn mặt cuộc sống

Đấu giá gốc trầm hương 1,79 tỷ đồng để gây quỹ học bổng

TTTĐ - Một gốc trầm hương đã được doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn đấu giá 1,79 tỷ đồng để ủng hộ quỹ học bổng tỉnh Khánh Hòa thông qua chương trình nghệ thuật "Quê hương biển gọi".
"Xuân Chiến sĩ" trao hàng trăm phần quà Tết đến quân dân biên giới Muôn mặt cuộc sống

"Xuân Chiến sĩ" trao hàng trăm phần quà Tết đến quân dân biên giới

TTTĐ - Sáng 30/12, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức họp báo thông tin về chương trình “Xuân Chiến sĩ” lần thứ 10 năm 2025. Đây là chương trình được Quân khu 7 tổ chức thường niên tại các địa bàn biên giới, biển đảo mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Quảng Nam: Đẩy mạnh đối ngoại Nhân dân, hội nhập quốc tế toàn diện Xã hội

Quảng Nam: Đẩy mạnh đối ngoại Nhân dân, hội nhập quốc tế toàn diện

TTTĐ - Đại hội đại biểu Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 - 2029) vừa diễn ra tại TP Tam Kỳ.
Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm Muôn mặt cuộc sống

Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm

TTTĐ - Sáng 28/12, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, UBND huyện Vĩnh Bảo đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ba Đình hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ gia đình, tổ dân phố văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Ba Đình hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ gia đình, tổ dân phố văn hóa

TTTĐ - Năm 2024, tỷ lệ “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” của quận Ba Đình đều đạt trên 100% chỉ tiêu thành phố Hà Nội giao.
Sẵn sàng vận hành bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng vận hành bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Ngày 27/12, Ban Thường vụ Quận ủy, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ, chính quyền phường; quyết định về công tác cán bộ các phường sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Xem thêm