Tag

Tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường

Môi trường 28/10/2023 11:35
aa
TTTĐ - Phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình và cộng đồng. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, chính quyền và cộng đồng cần ghi nhận sự đóng góp này trong quá trình xây dựng chính sách.
Cần sớm ban hành hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn chung của thành phố Cần đồng bộ nhiều giải pháp để giảm rác thải ở Thủ đô Bài 3: Vì môi trường, góp gió thành bão Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn

Nhiều mô hình sáng tạo chống rác thải nhựa

Theo số liệu thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế, có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế, trong khi 90% người thu gom và nhặt phế liệu là phụ nữ là ngành nghề tiếp xúc với môi trường độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường
Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung – Trưởng ban Tuyên giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giới và bảo vệ môi trường là những vấn đề liên ngành cần sự chung tay của các quốc gia và toàn thể xã hội. Bình đẳng giới và bảo vệ môi trường được đề cập trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có giải pháp: “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền trẻ em trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường”.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xác định bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện nhiều nhiệm kỳ, thông qua Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Phong trào “Chống rác thải nhựa” với cam kết quyết tâm thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”. Nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo chống rác thải nhựa đã được các cấp Hội tích cực triển khai như thu gom, phân loại, xử lý tái chế rác, trồng cây lấy lá, gấp túi giấy để hạn chế sử dụng túi ni lông….

Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết, phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình và cộng đồng. Chính quyền và cộng đồng cần ghi nhận sự đóng góp này trong quá trình xây dựng chính sách. Các nhà hoạch định chính sách cần có thêm các nghiên cứu, dữ liệu và bằng chứng về những vấn đề liên quan đến nhựa, giới và hòa nhập xã hội nhằm tránh mọi tác động tiêu cực đối với phụ nữ, lao động di cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác trong quá trình thực thi chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Phụ nữ là nhân tố tích cực

Nhìn ở góc độ chính sách quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm nhựa cũng đã được Đảng, Chính phủ định hướng và đưa ra các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy giải quyết tình trạng này như Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đặt mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra đại dương vào năm 2030; Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đã đưa ra các quy định về kinh tế tuần hoàn…

Tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường
Phụ nữ là nhân tố tích cực trong công tác bảo vệ môi trường

Bà Hương nhấn mạnh, phụ nữ là nhân tố tích cực, quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Họ là người sử dụng, tiếp cận, giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến rác thải, nước sinh hoạt, vệ sinh và chăm sóc cho gia đình.

Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với các cấp hội và hội viên, phụ nữ trên cả nước thời gian tới. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ, gia đình và cộng đồng tham gia các hoạt động thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi ni-lông khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định.

Hội cũng sẽ vận động hội viên, phụ nữ là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, buôn bán tại các chợ tăng cường sử dụng lại túi ni-lông, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; Vận động các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc quản lý hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, nhựa dùng một lần trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Bên cạnh đó, Hội tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình hưởng ứng thực hiện phong trào phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Chống rác thải nhựa”…; Tích cực tham gia với các cơ quan chức năng trong việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm