Tag

Tán sỏi thận nội soi qua da thành công cho bé trai 27 tháng tuổi

Tin Y tế 25/04/2023 11:30
aa
TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện E cho biết, các bác sĩ khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học của bệnh viện đã sử dụng phương pháp tán sỏi thận nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ (dưới 3 mm) để xử trí thành công cho bé trai (27 tháng tuổi, Đà Nẵng).
Phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Bệnh viện đa khoa Đức Giang lần đầu tiên phẫu thuật cắt phân thùy phổi bằng phương pháp mổ nội soi Phẫu thuật nội soi u xơ tử cung thành công Ra mắt giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ™ ứng dụng cho nội soi tiêu hóa trên

Ưu điểm của kỹ thuật này sẽ giúp trẻ ít mất máu, ít đau hơn sau phẫu thuật, vết sẹo nhỏ, thời gian nằm điều trị ngắn và tỷ lệ thành công cao.

Bác sĩ Mai Văn Lực, Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E cho biết, bé N.H.Đ.H nhập viện trong tình trạng thường xuyên quấy khóc kèm tiểu hồng. Các bác sĩ tiến hành siêu âm ổ bụng và chụp CT thấy hình ảnh sỏi thận trái có kích thước tương đối lớn so với thận với kích thước 10x8mm, không có dị dạng hệ tiết niệu…

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi

Bố cháu bé cho biết thêm, gia đình đã phát hiện cháu bé bị căn bệnh nguy hiểm này trong một lần đi siêu âm ổ bụng lúc cháu mới 6 tháng tuổi tại TP Đà Nẵng. Lúc đó, gia đình cũng vô cùng lo lắng và hoang mang nên đã đưa con đi khám nhiều bệnh viện.

Hầu hết bác sĩ đều đưa ra phương án mổ mở để lấy sỏi thận cho con. Qua tìm hiểu về các cơ sở điều trị sỏi uy tín trên toàn quốc, mẹ cháu đã tìm mọi cách liên hệ với TS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E để lựa chọn phương án điều trị tốt nhất cho con.

Nhân một chuyến ra Hà Nội du lịch trước đợt nghỉ lễ, sau khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, chỉ trong thời gian ngắn chú bé với nickname đáng yêu "lính chì dũng cảm" đã đến nhập viện Bệnh viện E.

Các y bác sĩ đã tiếp đón, thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm để ngày hôm sau, khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học đã hội chẩn với các bác sĩ Trung tâm tim mạch, khoa Gây mê hồi sức, khoa Chẩn đoán hình ảnh… để đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân nhi này là tán sỏi nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ.

Sức khoẻ cháu bé đã ổn định
Sức khoẻ cháu bé đã ổn định

TS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học - người phẫu thuật trực tiếp cho cháu bé chia sẻ, cái khó của ca phẫu thuật này là do người bệnh quá nhỏ nên các dụng cụ phải chuyên biệt và có sử dụng một số dụng cụ thay thế.

So với ca phẫu thuật ở người lớn tuổi sử dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ (18Fr tương đương 6mm) hoặc đường hầm chuẩn thức (24 Fr tương đương 8 - 10mm) thì đối với bệnh nhân nhi này, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi qua da đường siêu hầm nhỏ (dưới 3mm) vào thận trái, tán vụ sỏi bằng laser, bơm rửa lấy hết các mảnh sỏi…

Trong mổ kiểm tra lại các nhóm đài thận bằng máy soi và bằng siêu âm không còn mảnh sỏi, thời gian phẫu thuật kéo dài 45 phút, vết mổ được khâu lại và chỉ dài khoảng 4 -5 mm.

Tuy nhiên, để thực hiện ca bệnh này đòi hỏi các bác sĩ phải giỏi chuyên môn, thao tác chính xác và tỉ mỉ nhằm hạn chế sang chấn nhu mô thận, giảm thiểu nguy cơ chảy máu, bảo tồn tốt đa chức năng thận cũng như các nguy cơ tai biến trong và sau phẫu thuật khác có thể xảy ra…

Điều đáng nói, sau mổ 12 giờ, cháu bé đã vận động và ăn uống trở lại. Trên phim chụp sau mổ đánh giá là sạch sỏi so với phim cũ. Thông thường tán sỏi qua da ở người lớn thì ra viện sau mổ ổn định khoảng 3 - 4 ngày.

Do cháu bé nhà ở xa, để đảm bảo an toàn cháu cũng được cho ra viện sau 5 ngày. Mặc dù theo dự kiến cháu có thể ra viện sau tán sỏi 2 ngày bởi can thiệp ít xâm lấn.

TS Nguyễn Đình Liên cho biết thêm, sỏi thận là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu. Tuy vậy, sỏi thận ở trẻ em lại ít được người dân quan tâm đúng mực do tỉ lệ gặp sỏi thận ở trẻ em thấp hơn nhiều ở người lớn. Trong khi đó, tỉ lệ mắc sỏi thận ở trẻ em có xu hướng gia tăng.

Ở trẻ em, sỏi thận có liên quan đến các nguyên nhân di truyền, chuyển hóa, giải phẫu. Bỏ qua yếu tố di truyền thì hiện nay số trẻ em mắc căn bệnh này là do chế độ ăn uống và lối sống như ăn nhiều thức ăn nhanh có quá nhiều muối, ít uống nước, ít vận động là những nguyên nhân làm hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Ngoài ra, các trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh... cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.

Triệu chứng thường gặp của sỏi đường tiết niệu là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận.

Ở trẻ nhỏ thì trẻ dễ kích thích, quấy khóc, ói, thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng khóc, la hét mỗi lần đi tiểu. Phương tiện chẩn đoán căn bệnh này thì chỉ cần siêu âm hệ tiết niệu và X quang bụng là có thể phát hiện.

Tuy nhiên vấn đề dự phòng nguy cơ mắc căn bệnh trên cần được quan tâm, đặc biệt về dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa canxi thường gặp trong sử dụng thuốc, sữa công thức…

Theo khuyến cáo của Hiệp hội thận tiết niệu Hoa Kỳ và châu Âu, những trường hợp mắc sỏi thận ở trẻ em thi nên làm phân tích thành phần sỏi và tầm soát rối loại chuyển hóa có nguy cơ gây tái phát sỏi.

Vì thế, ở bệnh nhân nhi này, các bác sĩ khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E đã phối hợp với Viện Hóa học - Viện hàm lâm khoa học Việt Nam phân tích thành phần sỏi. Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tránh nguy cơ tái phát sỏi cho cháu trong tương lai.

Trong trường hợp nếu trẻ mắc bệnh sỏi thận có biểu hiện nhiễm trùng nguy hiểm cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về thận tiết niệu để các bác sĩ có phương án điều trị tán sỏi nội soi qua da bằng đường hầm siêu nhỏ (dưới 3mm).

Với việc áp dụng phương pháp này bệnh nhi sẽ ít đau hơn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và chi phí không cao.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Xem thêm