Tận dụng năng lượng cục nóng điều hòa, học trò "chế" tủ sấy, phơi đồ
Tận dụng lượng nhiệt dư thừa tỏa ra từ hộp nóng điều hòa, cậu học trò Nguyễn Văn Thành, lớp 11, trường THPT thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã chế tạo lò sấy phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Ý tưởng này không chỉ giải quyết vấn đề lãng phí lượng nhiệt dư thừa tỏa ra mà còn bảo vệ môi trường.
![]() |
Học trò Nguyễn Văn Thành (Ảnh tư liệu) |
Cậu học trò nhận thấy ở Việt Nam nhu cầu sử dụng sản phẩm sấy khô làm thực phẩm hoặc làm thuốc khá cao. Phương pháp sấy khô truyền thống là phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nhưng cần một số điều kiện nhất định như: Không gian phơi rộng lớn, cần lúc trời nắng to, thời gian phơi sấy lâu, sản phẩm thu được dễ bị mất màu.
Ở nông thôn, có điều kiện về không gian hơn. Tuy nhiên đại đa số người dân phơi trực tiếp sản phẩm dưới lòng đường vừa ảnh hưởng đến giao thông, vừa khiến sản phẩm thu được không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với lò sấy truyền thống sử dụng than thải ra nhiều khí thải như CO2, SO2, CO, NOx... có hại cho sức khỏe và môi trường. Với lò sấy bằng điện thì chi phí đầu tư lớn, khi vận hành: Sản phẩm tiêu thụ một lượng điện năng lớn gây tốn kém về mặt kinh tế.
Ở thành phố điều kiện về không gian phơi đồ bị hạn chế. Tại các khu chung cư, mỗi hộ gia đình chỉ có một ban công nhỏ để phơi quần áo và để hộp nóng điều hòa.
![]() |
Học trò Nguyễn Văn Thành vời lò sấy đa năng |
“Mỗi đêm, người dân sử dụng điều hòa, hộp nóng tỏa ra một lượng nhiệt để rất lãng phí. Đặc biệt, tại khách sạn, bệnh viện, công sở, siêu thị… là những nơi sử dụng điều hòa công suất lớn, lượng nhiệt dư thừa tỏa ra ngoài môi trường vừa lãng phí, vừa gây ảnh hưởng đến sự ấm lên của trái đất. Từ thực tiễn này, ý tưởng về lò sấy đa năng tận dụng những năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa đã ra đời”, Thành chia sẻ.
Thành đã sáng tạo ra chiếc lò sấy của riêng mình bằng việc tận dụng gió và nhiệt từ hộp nóng của điều hoà mà vốn dĩ từ trước đến nay không sử dụng đến.
Tuy nhiên, điều khiến Thành trăn trở nhất chính là luồng khí nóng từ hộp nóng điều hòa tỏa ra có là không khí sạch. Khi dùng để sấy thực phẩm, bát đĩa, quần áo liệu có an toàn với con người? May mắn, sau khi kiểm nghiệm cho kết quả là không khí sạch.
Để cho ra đời chiếc lò sấy đa năng, Thành tận dụng lại những phế liệu như khung biển quảng cáo... để làm. Lò sấy gồm có 4 ngăn, có thể kéo về hai phía để có thể phơi dưới nắng khi cần thiết. Khi vận hành chỉ cần đưa lò sấy vào khu vực được bố trí cạnh hộp nóng của điều hòa để tận dụng khí nóng thoát ra làm khô sản phẩm.
![]() |
Lò sấy đa năng có thể sấy thực phẩm, quần áo... |
"Việc tận dụng nhiệt lượng dư thừa từ hộp nóng của điều hòa giúp các gia đình vừa tiết kiệm điện, vừa cho ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ được màu sắc của sản phẩm Quan trọng hơn, với lò sấy này làm giảm nhu cầu sử dụng các thiết bị tăng nhiệt độ như máy sấy…”, Thành chia sẻ
Thành cho biết thêm, giá thành của lò sấy giao động từ 300-700 nghìn đồng và có nhiều ưu điểm khác: Chi phí sản xuất thiết bị thấp; Không tạo ra khí thải; Không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (cần có trời nắng); Thời gian sấy khô nhanh hơn thời gian phơi sấy trực tiếp; Sản phẩm thu được không bị mất màu, không ẩm mốc, không bị côn trùng đậu vào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Vào mùa đông, khi sử dụng điều hòa với chế độ làm ấm, gió thoát ra từ hộp nóng không có nhiệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tận dụng gió này để sấy khô quần áo, bát đĩa, giầy dép…
Sản phẩm này rất phù hợp với hộ gia đình. Đặc biệt, tại các thành phố, nhà nào cũng có điều hòa nhưng lại không có không gian phơi sấy sản phẩm cần thiết cho gia đình. Tại các nhà máy, bệnh viện… hoàn toàn có thể tận dụng nhiệt dư thừa từ hộp nóng điều hòa để làm các dịch vụ như giặt, là.
Thành đã đem sản phẩm thử nghiệm ở một số hộ gia đình đều nhận được phản hồi rất tốt. Đó là động lực để cậu học trò tiếp tục hoàn thiện sản phẩm phục vụ cuộc sống và tìm kiếm những giải pháp khác để đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Thành muốn góp phần bảo vê môi trường và đã bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực như: Tái sử dụng túi bóng nhiều lần và vận động người thân cùng tham gia. Với hộp sữa giấy, khi các em nhỏ uống hết, cậu học trò không vứt đi mà rửa sạch, phơi khô và gửi cho người quen để tái chế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hun đúc lòng yêu quê hương, đất nước trong thanh, thiếu niên kiều bào

Phú Yên khai mạc Hội trại Thủ lĩnh Thanh niên lần thứ II

Bài 2: Thanh niên thành phố mang tên Bác trên chặng đường đổi mới

Bài 1: Lớn mạnh từ khói lửa chiến tranh, ghi dấu son lịch sử hào hùng

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành

Bài 5: Đoàn đồng hành và thúc đẩy bứt phá cùng thanh niên

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép
