Tại Mỹ, có một thị trấn “mang tên” ung thư
Nhà máy Pontchartrain Works không ngừng thải ra các chất độc hại ra môi trường, được coi là căn nguyên gây ra các căn bệnh ung thư tại Reserve. Ảnh: Guardian
Bài liên quan
Căng thẳng rác thải: Philippines cấm quan chức và nhân viên Chính phủ đến Canada
Chìm thuyền ở Congo: Ít nhất 30 người thiệt mạng và 200 người mất tích
Tốc già hóa dân số cao, nhiều quốc gia lao đao
Indonesia: 6 người thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình về kết quả bầu cử
Indonesia: 5 người chết, nhiều người bị mắc kẹt trong vụ sập mỏ vàng
Hàn Quốc giải bài toán việc làm bằng xuất khẩu lao động
Triều Tiên đối mặt nguy cơ thiếu lương thực do hạn hán
Liên hợp quốc siết chặt buôn bán rác thải nhựa
Cuba quay lại thời kỳ tem phiếu
Theo báo cáo của cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) năm 2015, khí thải từ nhà máy Pontchartrain Works tại đây là nguyên nhân biến Reserve thành thị trấn ung thư. Cũng theo EPA, nhà máy này có nguy cơ gây ung thư cao nhất trong tất cả các nhà máy tại Mỹ.
Chủ sở hữu của nhà máy, ban đầu là Dupont. Tập đoàn đã xây dựng nhà máy Pontchartrain Works từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vào năm 2015, nhà máy đã được bán cho công ty Denka của Nhật Bản. Suốt nửa thế kỷ qua, nhà máy hóa chất Pontchartrain Works không ngừng thải ra chất độc chloroprene cùng 50 chất độc hại khác ra môi trường. Pontchartrain Works là nơi sản xuất các loại cao su tổng hợp dùng trong ngành sản xuất lốp xe, đồ bơi chống thấm, thiết bị y tế… Louisiana cũng là bang duy nhất ở Mỹ sản xuất loại cao su tổng hợp này, khiến chất lượng môi trường ngày càng tồi tệ.
Nhà máy Pontchartrain Works gây ô nhiễm đêm ngày... |
Bà Augustine Dorris là một giáo viên trung học, sinh ra và lớn lên tại thị trấn này. Khi còn là thiếu niên, bà nhìn thấy cây cối được bao quanh khắp thị trấn cho đến tận khi những nhà máy mọc lên, san phẳng những khu rừng. Giờ đây, cả thị trấn bị bao phủ bởi một mùi rất hôi và khó chịu. Nó khiến mọi người không muốn ra ngoài.
Những cơn bất tỉnh và co giật đã buộc bà phải nghỉ hưu vào năm 2003. “Tôi đang ở trong lớp, đột nhiên bị ngất xỉu và tỉnh lại khi thấy lũ trẻ đang chạy tán loạn khắp nơi. Tôi không biết mình đã ở đâu sau khi bất tỉnh”, bà Augustine chia sẻ. Thật may mắn, bà đã sống sót sau khi phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư vú bằng cách phẫu thuật cắt bỏ vú. Tuy vậy, các cơn động kinh của bà chưa bao giờ được chẩn đoán đầy đủ về nguyên nhân và cách chữa trị. Tóc của bà đã rụng từ khi bệnh ung thư xuất hiện vào cuối những năm 1990. Làn da cũng bong ra trông giống như tờ giấy nhám.
Những năm gần đây trước áp lực của người dân địa phương, lượng khí độc nhà máy thải ra có giảm đi nhưng vẫn thường xuyên trên mức hạn chế của EPA. Tháng 11/2017, mức độ ô nhiễm chloroprene đo ngẫu nhiên ở một trường học tại Reserve cao gấp 755 lần mức cho phép của EPA.
Mỗi năm, ngành công nghiệp hóa dầu đặc thù ở Louisiana tạo ra giá trị 80 tỷ USD, đóng góp tỷ lệ 2/7 đầu việc của cả bang. Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump, hồi đầu năm vừa qua đã lên tiếng chỉ trích EPA. Ông Trump cho rằng những kết luận về nguyên nhân gây ung thư tại Reserve có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ. Chỉ đáng thương cho những cư dân tại Louisiana, đặc biệt là thị trấn ung thư Reserve bởi không biết khi nào mình xuất hiện trong danh sách “chờ chết”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ung thư đang là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Theo thống kê năm 2018, 10 quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất đều là những nước phát triển: Australia đứng thứ nhất với tỷ lệ mắc cả hai giới ở mức 468/100.000 dân; New Zealand (438); Ireland (373); Hungary (368); Mỹ đứng thứ 5 với tỷ lệ 352; tiếp theo là Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan... Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.