Tag

Sức mạnh của Đề cương văn hóa Việt Nam

Văn hóa 21/02/2023 08:53
aa
TTTĐ - Có thể nói, nền văn học nghệ thuật hình thành qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là một trong những trang rực rỡ nhất trong lịch sử văn học nghệ thuật nước nhà. Chính những nền văn nghệ ấy đã trở thành vũ khí sắc bén giúp một dân tộc nhỏ bé chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều lần. Khơi nguồn, mở lối cho nền nghệ thuật đó chính là Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Đây được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa.
Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam"

Năm 1943, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, 90% người dân mù chữ, đời sống tinh thần xã hội ngột ngạt, nhiều trí thức Việt Nam có phần hoang mang, bi quan, bế tắc. Đảng ta xác định, việc cần kíp ngay lúc bấy giờ là thống nhất nhận thức, tư tưởng, định hướng học thuật cho văn sĩ, trí thức, xây dựng phong trào văn hóa cứu quốc nhằm dập tan chính sách ngu dân, âm mưu đồng hóa văn hóa của thực dân Pháp và tập hợp mọi tầng lớp Nhân dân đi theo cách mạng.

Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943
Bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943

Mệnh đề "Văn hóa còn thì dân tộc còn" đã nói lên tầm quan trọng và vai trò của văn hóa đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc và câu nói sâu sắc, ngắn gọn mang tính định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Vì thế, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Trong Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng ta đã sớm khẳng định vai trò của văn hóa, coi đây là một trong ba mặt trận cùng với chính trị, kinh tế. Văn nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Ba nguyên tắc của văn hóa mới Việt Nam là: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Ra đời trong bối cảnh lịch sử đó, bản đề cương đã có sức lôi cuốn, quy tụ, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ tích cực tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới.

Sức mạnh của Đề cương văn hóa Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một lớp bình dân học vụ xóa mù chữ

GS.TS. Đại tá Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: “Đề cương đó đã dự báo một cách rất tài tình về hai ức thuyết sau đề cương. Ức thuyết thứ nhất là văn hóa phát xít phát triển, thắng lợi thì văn hóa Việt Nam trở nên nghèo nàn, yếu kém. Ức thuyết thứ hai là cách mạng dân tộc, dân chủ của chúng ta thắng lợi thì văn hóa mới Việt Nam sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Sau năm 1945, cách mạng thành công, ức thuyết thứ hai bắt đầu trở thành hiện thực”.

Phần lớn tri thức Việt Nam lúc bấy giờ đều giàu lòng tự tôn dân tộc, khát khao dân chủ và tự do nhưng chưa được thức tỉnh về con đường giải phóng dân tộc nên hoặc còn đang mò mẫm tìm đường đi, hoặc là án binh bất động, nghe ngóng chờ thời. Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, với tầng lớp trí thức như giữa đêm đen nhìn thấy ngọn đuốc soi đường để đến với cách mạng.

“Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào vào cuộc sống vĩ đại của Nhân dân”, đó có thể xem là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao sau Cách mạng Tháng Tám, cũng là của thế hệ các nghệ sĩ tài hoa như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… không còn trốn trong vũ trụ sầu đau hay yêu đương tình ái, mà hòa mình vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tập hợp dưới cờ Đảng. Những thế hệ nghệ sĩ mới đã góp sức lực bằng bản nhạc, bằng ngòi bút văn học của mình.

Trong khoảng 5 năm, từ 1954 - 1960, số sách được xuất bản ở miền Bắc đã tăng lên gấp 10 lần. Trong khó khăn lửa đạn, 20 nhà xuất bản ở miền Bắc đã cung cấp hàng triệu bản sách phục vụ chiến đấu và sản xuất của quân dân ta ở hai miền. Phong trào “Đọc và làm theo sách, đọc sách người tốt, việc tốt”, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” lan tỏa rộng lớn. Tinh thần dân tộc qua những trang văn, trang thơ, điệu múa, lời ca đã tạo nên sức mạnh thần kỳ cả nơi hậu phương và tiền tuyến.

Hơi thở đời sống đất nước đã giúp nhạc sĩ Doãn Nho viết nên “Tiến bước dưới quân kỳ”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, “Người con gái sông La”… Nhạc sĩ Huy Thục đã “tiếp lửa” cho hàng vạn chiến sĩ quân giải phóng bằng ca khúc bất hủ “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”…

Nhắc đến đội ngũ văn nghệ sĩ Trường Sơn không thể không nhắc đến nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969 với chùm thơ viết về Trường Sơn: Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ; Sau đó là các tập thơ: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971).

Có nhà thơ gọi Phạm Tiến Duật là người lĩnh xướng của dàn thơ chống Mỹ. Có người bảo, anh là một danh nhân Trường Sơn, bên cạnh các danh nhân - anh hùng khác của Trường Sơn. Có những chuyện về anh, về thơ anh đã trở thành huyền thoại: Một đơn vị nhỏ bị vây lấn trên đồi, chịu bao nhiêu ác liệt và thiếu thốn, khi được vô tuyến cấp trên hỏi, các anh cần gì nữa để giữ chốt, họ đã trả lời: "Chúng tôi chỉ cần thêm thơ Phạm Tiến Duật!".

Trong cuộc chuyện trò với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1995 tại Hà Nội, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã thừa nhận, cuộc chiến tranh của Mỹ thua tại Việt Nam là thua về văn hóa.

Nền văn hóa ấy được định hướng thăng hoa từ đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 trải suốt qua 2 cuộc kháng chiến giúp dân tộc ta vượt qua thử thách khắc nghiệt bậc nhất trong lịch sử để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Xem thêm