Tag

Sinh viên nhận học bổng RMIT nỗ lực giúp giới trẻ tìm tiếng nói cho riêng mình

Giáo dục 04/11/2020 06:00
aa
TTTĐ - Ở tuổi 19, tân sinh viên vừa nhận Học bổng toàn phần RMIT Nguyễn Thành Vinh hiểu rõ cảm giác bị cô lập và phân biệt đối xử là như thế nào.
RMIT tổ chức Ngày trải nghiệm trực tuyến cho học sinh trung học Đại học RMIT nuôi dưỡng lãnh đạo tương lai qua chương trình học bổng Nữ sinh nhận học bổng RMIT truyền cảm hứng cho học sinh dân tộc thiểu số Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số kết nối RMIT với đối tác toàn cầu Sinh viên RMIT dẫn đầu vòng quốc gia cuộc thi khoa học dữ liệu Văn hóa khởi nghiệp nở rộ dưới mái trường RMIT
 Nguyễn Thành Vinh (phía phải trong hình) cùng ông Phillip Dowler - Trưởng cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT
Nguyễn Thành Vinh (phía phải trong hình) cùng ông Phillip Dowler - Trưởng cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT

Chính vì vậy, Vinh mong muốn được đứng vào hàng ngũ lãnh đạo trẻ của Đại học RMIT và dùng những trải nghiệm tuổi mới lớn của chính cậu bạn để khích lệ những người xung quanh đứng lên đấu tranh, không chỉ cho bản thân họ, mà cho cả những người yếu thế hơn.

“Đó là lý do vì sao tinh thần tự do vẫn luôn là động lực nội tại dẫn dắt tôi trong cuộc sống. Tự do không đơn thuần là khả năng đưa ra lựa chọn cho riêng mình, mà còn sống đúng với bản thân và trân quý nét độc đáo của từng người trong chúng ta”, Vinh chia sẻ.

Từ thời trung học, Vinh đã chủ động tham gia tổ chức những sự kiện nơi giới trẻ vừa có thể chia sẻ thẳng thắn về trải nghiệm của mình mà không sợ bị đánh giá, vừa có thể lắng nghe ý kiến ​​của người khác nhiều hơn.

TEDxBaTrieuSt 2018 và Vietnam Innovation Summit năm 2018 là hai sự kiện nơi Vinh gặt hái những trải nghiệm đầu tiên sống đúng với những giá trị này. Dù là thành viên trẻ tuổi nhất trong ban tổ chức của cả hai sự kiện, cậu bạn đã chịu trách nhiệm thiết lập và quản lý mối quan hệ với nhà tài trợ truyền thông cũng như với diễn giả.

Cũng trong năm 2018, Vinh đảm đương vai trò trưởng ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng kinh doanh Teen Entrepreneur, một trong những cuộc thi khởi nghiệp đầu tiên và lớn nhất dành cho học sinh trung học tại miền Bắc.

“Qua những dự án này, tôi đã có cơ hội nói lên suy nghĩ thực sự của mình, được lắng nghe và được lãnh đạo. Tôi còn được tạo ra bầu không khí đồng cảm, nơi mọi người có thể tự do thể hiện bản thân”, Vinh nói.

Từ thời trung học, Vinh đã chủ động tham gia tổ chức những sự kiện nơi giới trẻ vừa có thể chia sẻ thẳng thắn về trải nghiệm của mình mà không sợ bị đánh giá, vừa có thể lắng nghe ý kiến ​​của người khác nhiều hơn
Từ thời trung học, Vinh đã chủ động tham gia tổ chức những sự kiện nơi giới trẻ vừa có thể chia sẻ thẳng thắn về trải nghiệm của mình mà không sợ bị đánh giá, vừa có thể lắng nghe ý kiến ​​của người khác nhiều hơn

Chính cam kết của RMIT với mục tiêu nuôi dưỡng công dân toàn cầu và trao quyền cho tất cả mọi người thuộc mọi thành phần kinh tế và xã hội đã gợi cảm hứng thúc đẩy Vinh quyết tâm vào học tại đây. Tuy vậy, cậu bạn đã phải “đi đường vòng” trước khi đạt được thành tựu ngày hôm nay.

Sau khi ứng tuyển học bổng toàn phần RMIT không thành công năm ngoái, Vinh đã đăng ký học ngành Chính trị quốc tế và Ngoại giao tại một trường đại học ở Hà Nội, nơi cậu đã xuất sắc trở thành Khóa trưởng.

“Trong vai trò này, tôi được tiếp cận một số diễn đàn quốc tế và hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân trên khắp thế giới, cũng như bất bình đẳng tài chính còn đang tồn tại khắp nơi.

Chính nhận thức mới đó đã thôi thúc tôi ứng tuyển Học bổng toàn phần RMIT một lần nữa. Tôi tin rằng tại RMIT, cơ hội trở thành người đề xướng thay đổi sẽ không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam và tôi có thể cất tiếng trên sân chơi toàn cầu”, Vinh cho biết.

Vinh vừa nhập học ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, với tư cách là một trong tám sinh viên nhận Học bổng toàn phần của trường năm nay.

Nói về quyết định chuyển sang học ngành kinh doanh, Vinh chia sẻ rằng cậu muốn am hiểu về thị trường tài chính và lực lượng lao động quốc tế - những kiến ​​thức mà cậu bạn tin tưởng rằng sẽ là hành trang để cậu tạo ra được những thay đổi to lớn cho cuộc sống của các gia đình có thu nhập thấp cũng như những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

“Tôi tin rằng mỗi người sống trên đời không chỉ để tồn tại mà còn cần để lại gì đó trường tồn với thời gian. Và di sản trường tồn của mỗi người sẽ gắn liền với những hành động vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Đó là lý do tại sao tôi quyết định dành thời gian cho những tổ chức và dự án khuyến khích mọi người tự tin dẫn đầu, chấp nhận rủi ro và tạo dấu ấn riêng lên thế giới”, Vinh bộc bạch.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Xem thêm