Tag

Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số kết nối RMIT với đối tác toàn cầu

Giáo dục 13/10/2020 19:00
aa
TTTĐ - Đại học RMIT và Siemens vừa công bố việc thành lập “Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số” giúp đẩy mạnh chuyển đổi nguồn nhân lực cho Công nghiệp 4.0 tại khu vực châu Á – châu Đại Dương.

Sinh viên RMIT dẫn đầu vòng quốc gia cuộc thi khoa học dữ liệu Cựu sinh viên RMIT Hồ Thái Bình: “Những năm 20 tuổi chỉ đến một lần nên đừng sợ thất bại” RMIT được NEAS xác nhận chất lượng dạy và học trực truyến Đại học RMIT đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng toàn cầu Sinh viên RMIT thể hiện tài năng tại cuộc thi blockchain toàn cầu Sinh viên RMIT sáng tác ca khúc động viên học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT sắp tới

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc)
Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc)

Trung tâm mới có chi nhánh đặt tại Đại học RMIT Việt Nam, sẽ nhận được khoản tài trợ lớn từ Siemens, một trong các doanh nghiệp phần mềm công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Giáo sư Aleksandar Subic, Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường phụ trách Phân viện Khoa học, Kỹ thuật và Sức khỏe, kiêm Phó chủ tịch Đổi mới kỹ thuật số tại Đại học RMIT, cho biết: Sáng kiến được sự hỗ trợ của Chính phủ Úc mà nhà trường và Siemens cùng thực hiện sẽ giúp RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0; xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của trường.

“Chúng ta cần tư duy lớn với Công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này không loại trừ ai - nó tác động đến mọi lĩnh vực nên cần thiết phải có một phương thức tiếp cận đa chiều cùng với tầm nhìn tổng thể xuyên suốt các hoạt động giáo dục và đào tạo”, Giáo sư Subic nhận định.

Ông cho biết trong ba năm tới đây, dự kiến khoảng 10.000 sinh viên RMIT theo học các chương trình học khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, y tế và thiết kế sẽ được tiếp cận với một số phần mềm công nghiệp tiên tiến nhất hiện có.

Số sinh viên này bao gồm tất cả sinh viên kỹ thuật và công nghệ đang theo học tại các cơ sở của RMIT ở Việt Nam. Như vậy, RMIT sẽ là đại học đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận nền tảng Internet vạn vật MindSphere và nền tảng trí tuệ nhân tạo Mendex của Siemens - những nền tảng được coi là thiết yếu với Công nghiệp 4.0.

Ông Jeff Connolly, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Úc chia sẻ rằng, ông rất lạc quan về những tiềm năng từ thỏa thuận hợp tác mới này.

Mặc dù khái niệm về Công nghiệp 4.0 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) của Đức ban đầu chỉ chú trọng đến tương lai của ngành sản xuất nhưng rõ ràng các lĩnh vực như năng lượng, y tế, giao thông vận tải, công nghệ tòa nhà và xây dựng, kỹ thuật và phát triển bền vững đều sẽ chịu tác động rất lớn.

Đây là những lĩnh vực nằm trong hướng tiếp cận hợp tác tổng thể của Đại học RMIT và Giáo sư Subic.

"Covid-19 buộc các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải tìm kiếm cách thức mới để duy trì hoạt động của cỗ máy kinh tế. Lĩnh vực giáo dục đại học cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, và giống như các ngành khác, họ cũng phải đổi mới và chuyển mình trong giai đoạn này.

Chắc chắn khoản tài trợ phần mềm sẽ hỗ trợ RMIT tiếp tục nỗ lực không ngừng để đổi mới các mô hình và dịch vụ của trường, nhằm đảm bảo sự kết nối thậm chí còn mạnh mẽ hơn với đối tác doanh nghiệp”.

Chuyển đổi số không có biên giới và chúng ta phải tìm cách làm thế nào để nền kinh tế của mỗi quốc gia vừa có thể tham gia vào kinh tế toàn cầu, vừa phát triển mạnh mẽ và phục hồi tốt. Điều này đòi hỏi toàn bộ lực lượng lao động phải có cách tư duy mới, cách hợp tác mới cũng như những kỹ năng mới”, ông Connolly cho biết.

Sáng kiến với Siemens sẽ giúp Đại học RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0, cũng như xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của nhà trường
Sáng kiến với Siemens sẽ giúp Đại học RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0, cũng như xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của nhà trường

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc). Tại Việt Nam, RMIT và Siemens sẽ hợp tác với Festo để thiết lập một phòng thí nghiệm số hóa chuyên sâu đặt tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT và hoạt động như một chi nhánh của trung tâm toàn cầu.

Phòng thực nghiệm không chỉ giúp sinh viên RMIT tại Việt Nam tiếp cận với phần mềm công nghiệp hàng đầu, mà còn kết nối các đối tác doanh nghiệp địa phương cùng tham gia phát triển nhân lực và triển khai các dự án Công nghiệp 4.0.

Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam, kỳ vọng trung tâm mới sẽ “mang lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên RMIT tại Việt Nam, giúp họ vươn lên dẫn đầu lực lượng lao động kỹ thuật số trẻ của đất nước”.

Theo Giáo sư Subic, chưa bao giờ việc cung cấp môi trường công nghiệp số kiểu này lại quan trọng đến vậy đối với sự phát triển của nguồn nhân lực tương lai, bởi môi trường này tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực cùng thiết kế và triển khai những chương trình, dự án xuyên biên giới và đa ngành từ xa.

“Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên một trường đại học, cao đẳng Úc cùng một doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu thế giới cân nhắc thực hiện hợp tác trên quy mô toàn cầu, bằng cách kết nối các cơ sở của nhà trường cũng như đối tác doanh nghiệp tại Úc với các cơ sở và đối tác ở Việt Nam và khu vực.

Để chuyển đổi thành công trên quy mô lớn, chúng tôi cần các bạn sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng viên và đối tác doanh nghiệp hợp tác trên cùng một nền tảng kỹ thuật số toàn cầu, dựa trên những quy trình và tiêu chuẩn trong ngành đã được chấp nhận trên toàn thế giới,” Giáo sư Subic nói.

Đọc thêm

Cây xanh trường học bật gốc, gãy đổ la liệt sau bão Yagi Giáo dục

Cây xanh trường học bật gốc, gãy đổ la liệt sau bão Yagi

TTTĐ - Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt khiến nhiều trường tan hoang sau bão Yagi. Việc đón học sinh trở lại trường vào ngày 9/9 phải tạm hoãn...
Khẩn trương khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn đón học sinh Giáo dục

Khẩn trương khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn đón học sinh

TTTĐ - Trong ngày 8/9, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội khẩn trương rà soát, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 để lại, đảm bảo an toàn đón học sinh đi học trở lại vào thứ 2 (9/9)
Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo hỏa tốc về khắc phục sau bão Giáo dục

Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo hỏa tốc về khắc phục sau bão

TTTĐ - Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành văn bản gửi tới tất cả cơ sở giáo dục về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày mai (9/9) đối với trường đủ điều kiện đảm bảo an toàn.
Các trường học khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi Giáo dục

Các trường học khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi

TTTĐ - Sau khi cơn bão Yagi đi qua địa bàn Hà Nội, khung cảnh của nhiều trường học tan tác, cây gẫy, tường đổ, không ít lớp bị vỡ cửa kính… Ngay từ sáng sớm nay (8/9), các thầy cô đã đến từ sớm để tập trung dọn dẹp, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Năm học mới hứa hẹn thắng lợi mới Giáo dục

Năm học mới hứa hẹn thắng lợi mới

TTTĐ - Với ngành Giáo dục Thủ đô, năm học 2024 - 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định việc thực hiện và hoàn thành thắng lợi các nghị quyết của Đảng; đồng thời tiếp tục triển khai chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Giáo viên Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 Giáo dục

Giáo viên Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng sớm 8/9, tại các trường học ở Hà Nội, giáo viên, phụ huynh khẩn trương dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hâụ quả do cơn bão số 3 gây ra.
Trường học Hà Nội thành điểm tránh bão an toàn cho người dân Giáo dục

Trường học Hà Nội thành điểm tránh bão an toàn cho người dân

TTTĐ - Các trường học Hà Nội đã chủ động các phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng đón nhân dân trên địa bàn vào trú tránh siêu bão Yagi.
Trường học sẵn sàng cơ sở vật chất an toàn để tránh, trú bão Giáo dục

Trường học sẵn sàng cơ sở vật chất an toàn để tránh, trú bão

TTTĐ - Ngày 7/9, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công điện khẩn gửi Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Bắc để địa phương chủ động các biện pháp ứng phó.
Học sinh Hải Dương nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3 Giáo dục

Học sinh Hải Dương nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương vừa chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học thứ bảy ngày 7/9 để phòng tránh bão số 3 (siêu bão Yagi).
Trường học Hà Nội khẩn trương ứng phó siêu bão Yagi Giáo dục

Trường học Hà Nội khẩn trương ứng phó siêu bão Yagi

TTTĐ - Trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi, ngay trong ngày 6/9, các trường học ở Hà Nội đã khẩn trương, chủ động lên phương án ứng phó.
Xem thêm