Tag

Singapore Nhiều người già quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ hưu

Nhìn ra thế giới 24/12/2019 20:03
aa
TTTĐ - Singapore là quốc gia có tuổi thọ bình quân cao thứ ba thế giới, xấp sỉ 83 tuổi. Do vậy, xu hướng người già quốc gia này muốn làm việc để có thêm thu nhập, duy trì các mối quan hệ xã hội cũng như các hoạt động thể chất và tinh thần ngày càng tăng lên.

Nhiều người già quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ hưu

Tỷ lệ người Singapore từ 65 tuổi trở lên vẫn làm việc đã tăng đến 27% trong năm 2018. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ

Bí mật nhà hoang và tiền vô chủ tại Nhật

Trung Quốc: Người già ở nông thôn bị “bỏ rơi”

Hàn Quốc: Số phận những người già chật vật mưu sinh

Hình mẫu đặc biệt

Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại Singapore được đánh giá có chất lượng hàng đầu trong khu vực và thế giới. Các bệnh viện thường được đặt gần khu dân cư để người dân có thể tiếp cận dễ dàng, tiện lợi.

Bên cạnh đó, với mật độ cây xanh nội đô hàng đầu thế giới, trung bình 66,2m2/một người, cư dân Singapore có thể dễ dàng tiếp cận với những công viên cây xanh rộng rãi, địa điểm lý tưởng cho tập luyện thể dục, chạy bộ rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất, giải phóng tinh thần... Các công viên xanh tại Singapore còn được quy hoạch theo chủ đề riêng nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe đa dạng của người dân. Mới đây công viên trị liệu được thiết kế nhằm giảm áp lực và cải thiện sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi vừa được ra đời.

Nhờ hệ thống an sinh xã hội tốt nên không có gì lạ khi Singapore là một trong ba quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Trong tổng số gần 6 triệu dân, quốc đảo sư tử này hiện có hơn 1.300 cụ ngoài 100 tuổi.

Cụ ông 74 tuổi vẫn đang làm công việc lắp ráp các bộ phận máy bay tại Singapore. Ảnh: Reuters
Cụ ông 74 tuổi vẫn đang làm công việc lắp ráp các bộ phận máy bay tại Singapore. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, tuổi thọ đã được cải thiện vì vậy người dân cần được tạo điều kiện để có thể cống hiến lâu hơn trong công việc. Trên thực tế, tỷ lệ người Singapore từ 65 tuổi trở lên vẫn làm việc đã tăng đến 27% trong năm 2018. Cách đây 10 năm, con số này là khoảng 16%.

Đa số những người già được hỏi cho biết, họ quay trở lại làm việc vì sẽ có thêm một khoản tiền tiết kiệm riêng nhưng lao động thường xuyên sẽ mang lại sự độc lập, giúp họ linh hoạt hơn và không có cảm giác buồn chán và cô đơn.

Mặt khác, theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số của quốc đảo sư tử đang có tốc độ già hóa nhanh thứ hai thế giới, chỉ sau Hàn Quốc. Vì thế, Singapore ngày càng phụ thuộc vào nguồn lao động cao niên vì tỷ lệ sinh giảm và lao động nước ngoài bị hạn chế.

Theo kế hoạch, Chính phủ Singapore sẽ dần nâng độ tuổi nghỉ hưu lên mức 65 tuổi vào năm 2030. Cụ thể, độ tuổi nghỉ hưu hiện tại (62 tuổi) sẽ được nâng lên mức 63 tuổi vào năm 2022 và mức 65 tuổi vào năm 2030.

“Trên thực tế, nhiều người lớn tuổi không muốn ngừng làm việc. Chúng ta vẫn khỏe mạnh, sống lâu hơn và không muốn dành quá nhiều năm tháng cho việc nghỉ hưu”, nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh.

Bên cạnh kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu, Singapore cũng sẽ nâng độ tuổi tái ký hợp đồng lao động sau nghỉ hưu từ 67 lên 70 tuổi vào năm 2030. Theo quy định hiện hành, các công ty tại Singapore có thể đưa ra lời mời tiếp tục ký hợp đồng đối với người lao động sau khi nghỉ hưu tới năm họ 67 tuổi.

Singapore là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Á. Quốc đảo này được coi là hình mẫu thử nghiệm cho việc giải quyết vấn đề già hóa dân số của thế giới.

Xu hướng thế giới

Không chỉ Singapore mà nhiều quốc gia đã có những chính sách nâng độ tuổi nghỉ hưu cũng như tạo điều kiện cho người cao tuổi được tiếp tục làm việc và cống hiến. Điều này không những phù hợp với mong muốn của người cao tuổi mà còn góp phần giải quyết quỹ hưu trí quốc gia, đặc biệt tại các nước có tỷ lệ già hóa dân số cao.

Hiện 18 trong tổng số 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang tăng dần tuổi nghỉ hưu. Nước Pháp dự tính đưa tuổi nghỉ hưu lên 64 thay cho 62 tuổi hiện nay.

So với các nước Tây Âu khác, người Pháp vẫn được về hưu sớm hơn. Hy Lạp giữ kỷ lục khi người lao động 67 tuổi mới được nghỉ hưu. Nghỉ sớm nhất là người Thụy Điển với 61 tuổi. Một nửa số nước Tây Âu quy định phải làm việc đến 65 tuổi mới được nhận đầy đủ lương hưu.

Nhiều người già tại Nhật Bản cũng có xu hướng quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ hưu. Ảnh: The Times
Nhiều người già tại Nhật Bản cũng có xu hướng quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ hưu. Ảnh: The Times

Tại Nhật Bản, năm 2018, tuổi nghỉ hưu trung bình là 62 tuổi. Trong tương lai gần quốc gia này sẽ tăng tuổi nghỉ hưu lên 68 tuổi. Những người già tại đất nước Mặt trời mọc vẫn lao động để sinh sống và được ưu tiên theo ngành nghề. Chẳng hạn như, những người trên 60 tuổi được ưu tiên làm các công việc nhẹ, người trẻ làm công việc nặng và đòi hỏi kỹ thuật cao...

Tại xứ sở kim chi Hàn Quốc, hàng triệu người già dù đã quá tuổi nghỉ hưu chính thức (60 tuổi) vẫn đi làm. Họ cho biết, công việc mang lại niềm vui.

Ở Thái Lan, để đối phó với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, Chính phủ cũng đang nghiên cứu đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với công chức. Những công chức Thái Lan tròn 60 tuổi vào năm 2021 hoặc 2022 sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi 61 tuổi và những ai tròn 60 tuổi vào năm 2023 hoặc 2024 sẽ tiếp tục làm việc tới khi họ 63 tuổi. Sau năm 2024, tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho tất cả công chức nhà nước sẽ là 63 tuổi. Đề xuất về tuổi nghỉ hưu mới sẽ không áp dụng cho các vị trí thuộc cơ quan an ninh quốc gia hoặc các vị trí đòi hỏi cao về sức khỏe thể chất. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng khuyến khích các doanh nghiệp giữ những người đến tuổi nghỉ hưu tiếp tục ở lại làm việc cũng như tuyển dụng người lớn tuổi.

Quan điểm của Chính phủ Thái Lan là khi những người cao tuổi có thu nhập, họ sẽ tiêu số tiền đó và sinh ra dòng tiền thúc đẩy nền kinh tế. Chủ trương này đã được nhiều người cao tuổi Thái Lan hưởng ứng. Làm việc khiến họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn vì được đóng góp cho xã hội và tránh cảm giác cô đơn khi phải ở nhà.

Tiếp tục làm việc và cống hiến

Trong điều kiện mức sống ngày càng cải thiện, điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng dân số Việt Nam cũng ngày càng tăng. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng đang chuẩn bị bước vào thời kỳ dân số già.

Năm 2017, người cao tuổi chiếm 11,9% trong tổng dân số nước ta. Theo Dự thảo Báo cáo của Tổng cục Thống kê đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi chiếm khoảng 21 triệu người, đến năm 2050 cứ trong 4 người thì có một người 60 tuổi trở lên, chiếm khoảng 27 triệu người. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay, nam là 72,1 và nữ là 81,3. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu hiện tại của Việt Nam tương đối thấp so với thế giới.

Vì vậy, tăng độ tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu tại nước ta trong tương lai. Trong Dự thảo Sửa đổi Bộ luật Lao động mà Chính phủ trình Quốc vừa qua đã đề xuất tuổi về hưu của nam giới là 62 và nữ là 60.

Trên thực tế, có nhiều người 60 tuổi vẫn có thể làm việc tốt. Đặc biệt, lao động cao tuổi trong một số lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hầu hết là người có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu sau hàng chục năm công tác. Họ vẫn muốn được lao động và cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tính toán đến đặc thù của từng lĩnh vực lao động, từ đó có quy định cụ thể và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người lao động.

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm