Tag

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19

Môi trường 22/07/2021 12:00
aa
TTTĐ - Sáng 22/7, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19 cấp huyện, xã.
Chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ Hơn 150 tỷ đồng từ Tập đoàn FLC cho phòng chống dịch và thiên tai Sẵn sàng ứng phó với mưa lũ và sạt lở đất Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19

Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia về phòng, chống thiên tai, chuyên gia y tế, truyền thông; Lãnh đạo, cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai. Hội nghị kết nối với 1.000 điểm cầu cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc với 550 quận/huyện, gần 6000 xã, khoảng 15.000 đại biểu tham dự tại các đầu cầu qua Zoom và live stream trên Facebook.

Tại Hội nghị, các địa phương được hướng dẫn chi tiết kế hoạch chuẩn bị ứng phó theo từng kịch bản thiên tai có thể xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh, hướng dẫn cụ thể vai trò nhiệm vụ của lực lượng xung kích địa phương theo phương châm "4 tại chỗ" trong tình huống xảy ra khủng hoảng kép thiên tai và dịch bệnh.

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19 cấp huyện, xã

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác phòng chống thiên tai sẽ càng khó khăn, áp lực và nhiều thách thức hơn.

Trên thế giới đã có những bài học về “thảm họa kép” thiên tai dịch bệnh xảy ra. Gần đây nhất tại Ấn Độ, cơn bão rất mạnh Tauktae đổ bộ ngày 17/5 đã làm 152 người chết và mất tích, gần 150.000 người phải đi sơ tán. Cơn bão xảy ra gây áp lực hơn cho chính quyền địa phương khi đang phải đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, ngay từ năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương chủ động rà soát, chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh.

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cũng đã chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai việc rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên từng địa bàn. Đặc biệt, các địa phương cần rà soát phương án sơ tán dân phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chính vì vậy, việc hướng dẫn cho các địa phương xây dựng kế hoạch Phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có ý nghĩa quan trọng, giúp các địa phương rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, vừa đảm bảo mục tiêu chống dịch. Từ đó, các địa phương chủ động xây dựng được kế hoạch, phương án ứng phó với từng kịch bản thiên tai phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19

Để chủ động ứng phó, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với tổ chức UNICEF tại Việt Nam tổ chức các khóa tập huấn trực tuyến hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19 giúp các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai đảm bảo mục tiêu chống dịch.

Cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tiến hy vọng buổi tập huấn sẽ giúp các địa phương chủ động xây dựng được kế hoạch, phương án ứng phó với từng kịch bản thiên tai phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19; Tăng cường phát huy phương châm “4 tại chỗ”, phát huy vai trò của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai góp phần giảm thiểu thiệt hại.

Bà Nguyễn Thị Thanh An, Quyền Trưởng Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đang tác động tới từng khía cạnh của cuộc sống, từng gia đình và từng người dân, đặc biệt là nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất như trẻ em. Trẻ em vẫn tiếp tục chịu sự tác động lớn của đại dịch Covid-19 do sự gián đoạn của việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19

Theo đánh giá nhanh của UNICEF, số trẻ em tới tiêm chủng ở các trạm y tế xã đã giảm hơn 2/3 trong thời gian giãn cách xã hội. Sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho trẻ em có thể dẫn tới tái xuất hiện một số bệnh mà vốn có thể kiểm soát được tốt như sởi, rubella hay bạch hầu.

Bà Nguyễn Thị Thanh An đánh giá cao và trân trọng nỗ lực và cam kết nhanh chóng và kịp thời của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng hướng dẫn và tập huấn cho các địa phương về phòng chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19. Điều này thực sự sẽ tạo ra những tác động vô cùng tích cực với mục đích cuối cùng là giúp cho người dân và trẻ em được an toàn nhất.

Tại Hội nghị, các chuyên gia chia sẻ các chuyên đề thiết thực, cần thiết trong việc hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch ứng phó với thiên tai trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như: Công tác ứng phó phòng, chống thiên tai năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Hướng dẫn chi tiết kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cho lực lượng xung kích địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”; Hướng dẫn công tác thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong bối cảnh “thảm họa kép"…

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19
Bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng

Nhấn mạnh tới vai trò của công tác truyền thông trong phòng chống thiên tai và dịch bệnh, tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng (Tổng cục Phòng chống thiên tai) cho rằng, cần phải đảm bảo thông tin phải đi trước một bước, phải nhanh hơn thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và đến được với tất cả mọi người.

Đáng chú ý, theo bà Ái, tại các xã vùng sâu, vùng xa, trong bối cảnh xảy ra thiên tai và dịch bệnh, lúc này hệ thống loa phát thanh của xã khả năng sẽ chịu ảnh hưởng, vì vậy, lúc này, có thể sử dụng đến phương án thông tin bằng loa truyền thanh di động cầm tay. Thực tế, qua việc khảo sát cho thấy việc người dân nhận được thông tin qua loa truyền thanh di động được lãnh đạo các thôn, ban, ngành đến từng xóm, khu vực tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, thực tế đối với những vùng khó khăn, miền núi, nếu chỉ phụ thuộc vào loa phát thanh sẽ không thể đến được với toàn thể người dân. Chính vì vậy, bà Ái cho rằng, có thể cung cấp thông tin cho người dân thông qua cán bộ y tế, cán bộ xã, bà con lối xóm bằng hình thức truyền miệng, trực tiếp.

Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19
Điểm cầu tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương cần chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chung tay cùng cả nước chống dịch, dập dịch Covid-19 khẩn trương, hiệu quả. Để nếu khi thiên tai xảy ra, chúng ta chỉ còn phải tập trung phòng, chống thiên tai theo các kế hoạch, phương án và kịch bản đã chủ động xây dựng.

Bên cạnh đó, chủ động rà soát các phương án ứng phó cụ thể với các tình huống thiên tai có thể xảy ra ở địa phương trong bối cảnh dịch bệnh, đặc biệt phương án sơ tán dân, rà soát các địa điểm sơ tán, chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng của người dân và an toàn cho lực lượng phòng chống thiên tai.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm