Tag
Bộ Y tế

Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tin Y tế 26/04/2024 19:00
aa
TTTĐ - Ngày 26/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học Không để dịch tay chân miệng lây lan trong trường học Tăng cường chiến dịch truyền thông an toàn thực phẩm Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục

Theo công văn của Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia. Tháng 4/2024, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực.

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Các địa phương đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ

Bên cạnh đó, một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4/2024, nước ta đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1), đây là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A (H9N2).

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao trách nhiệm cho UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng.

Các tỉnh, thành phố xây dựng, trình HĐND ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Các địa phương bố trí đầy đủ kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo đúng quy định.

Cùng với đó, UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Các đơn vị xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Bộ Y tế yêu cầu triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Đối với bệnh dại đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao, bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm; ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (15/6/2024).

Các đơn vị tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết; tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt; xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với bệnh tay chân miệng, các địa phương cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Đối với bệnh được dự phòng bằng vắc xin (sởi, ho gà, bạch hầu...), các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Các đơn vị tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Bộ Y tế yêu cầu thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn; không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.

Các đơn vị chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương.

Đọc thêm

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3 Tin Y tế

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3

TTTĐ - Ngày 7/9, đoàn kiểm tra số 3 của Sở Y tế do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương làm trưởng đoàn đã trực tiếp kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3 (Yagi) tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, Trung tâm Y tế huyện Thường Tín và Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì.
Hà Nội: Lên phương án tạm thời cho các cơ sở y tế vùng trũng Tin Y tế

Hà Nội: Lên phương án tạm thời cho các cơ sở y tế vùng trũng

TTTĐ - Ngày 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Xử phạt 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân Sức khỏe

Xử phạt 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

TTTĐ - Từ ngày 19 - 30/8/2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố với số tiền 254 triệu đồng.
Bộ Y tế lên phương án công tác y tế ứng phó trong bão số 3 Tin Y tế

Bộ Y tế lên phương án công tác y tế ứng phó trong bão số 3

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Y tế) đã chủ trì cuộc họp khẩn trực tiếp và trực tuyến với ngành Y tế 28 tỉnh, thành phố trong vùng ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
Đảm bảo khám chữa bệnh, cấp cứu trong bão số 3 Tin Y tế

Đảm bảo khám chữa bệnh, cấp cứu trong bão số 3

TTTĐ - Các bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 chủ động sơ tán người bệnh và các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão.
Sẵn sàng thu dung, cấp cứu nạn nhân của cơn bão số 3 Tin Y tế

Sẵn sàng thu dung, cấp cứu nạn nhân của cơn bão số 3

TTTĐ - Bộ Y tế có Công điện số 1101/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung.
Tăng cường giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Tin Y tế

Tăng cường giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh đầu mùa khỉ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Cứu sống bệnh nhân nữ có khối ung thư buồng trứng nặng hơn 7kg Sức khỏe

Cứu sống bệnh nhân nữ có khối ung thư buồng trứng nặng hơn 7kg

TTTĐ - Các bác sỹ khoa Ngoại Vú – Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ có khối ung thư buồng trứng nặng hơn 7 kg.
Xây dựng mạng lưới cộng tác viên có năng lực và tâm huyết với công tác dân số Tin Y tế

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên có năng lực và tâm huyết với công tác dân số

TTTĐ - Trong 8 tháng của năm 2024, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã tổ chức 4 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ dân số - y tế tại cơ sở, thu hút gần 200 lượt người tham dự.
Tăng cường điều tra, xử lý kịp thời ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tăng cường điều tra, xử lý kịp thời ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 23/8 đến ngày 30/8), toàn thành phố ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết; 34 ca mắc tay chân miệng; 2 ca ho gà.
Xem thêm