Tag

Quy tắc ứng xử đã thực sự “ăn sâu, bám rễ”

Người Hà Nội 13/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - 7 năm qua, từ khi được ban hành, 2 quy tắc ứng xử của TP Hà Nội đã được triển khai sâu rộng tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân Thủ đô, “ăn sâu bám rễ” và trở thành “ba-rem mềm” về văn hóa người Hà Nội. Có được điều đó một phần là bởi tinh thần vào cuộc hết mình của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Người dân góp ý quy tắc ứng xử nơi công cộng Huyện Thanh Oai đạt giải Nhất tuyên truyền quy tắc ứng xử Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa

Những hoạt động thiết thực và hiệu quả

Ngày 25/1/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 10/3/2017, UBND TP ban hành tiếp Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Huyện Đông Anh khen thưởng nhiều tập thể và cá nhân trong Sơ kết 5 năm thực hiện quy tắc ứng xử
Huyện Đông Anh khen thưởng nhiều tập thể và cá nhân trong Sơ kết 5 năm thực hiện quy tắc ứng xử

7 năm qua, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai sâu rộng trên mọi lĩnh vực, 2 quy tắc ứng xử đã thực sự trở thành kim chỉ nam, xác lập nên giá trị của công dân Thủ đô trong thời hiện đại, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và tăng sự hài lòng của người dân.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là cơ quan thường trực triển khai các quy tắc ứng xử nên đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực để đưa đến gần với cuộc sống hơn.

Trong thời gian qua, Sở đã tuyên truyền cho trên 50 đơn vị quận, huyện, sở, ngành, đoàn thể thành phố để triển khai nội dung và tinh thần của quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan và quy tắc ứng xử nơi công cộng. Sở cũng tiến hành tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên 30 quận, huyện, thị xã về triển khai quy tắc ứng xử để làm báo cáo viên tuyên truyền tới các đơn vị và các xã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức người lao động và nơi công cộng tại các tòa nhà chung cư, trường học, chợ truyền thống, siêu thị, bến xe, nhà ga, xe buýt, màn hình trong thang máy tại tòa nhà văn phòng, chung cư, cao ốc, các công sở... được chú trọng.

Sở cũng tiến hành tổ chức các hoạt động tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm: Chương trình biểu diễn flasmosh; chương trình thi tìm hiểu quy tắc ứng xử nơi công cộng thông qua các câu hỏi nhanh, tình huống... kết hợp các trò chơi vận động, đố chữ...; tổ chức các đội tuyên truyền tại khu vực phố đi bộ: Đội ra quân bảo vệ môi trường, đội tuyên truyền bằng hình thức phát tờ rơi kết hợp hoạt náo viên; đội thuyết trình quy tắc ứng xử và phát quạt có in nội dung tuyên truyền quy tắc ứng xử...

Quy tắc ứng xử đã thực sự “ăn sâu, bám rễ”
Đoàn kiểm tra do đồng chí Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ

Kết quả, các Sở, ngành trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua gắn với 2 quy tắc ứng xử thành phố; triển khai trong các đơn vị trực thuộc ngành quản lý.

Các đơn vị đã tổ chức niêm yết quy tắc tại trụ sở làm việc, điểm công cộng; để quy tắc ứng xử trên 1 mặt giấy để tại bàn làm việc nhằm nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện.

Ngoài ra, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, mở hòm thư góp ý; tổ chức các hội thi, hội diễn, lễ phát động... gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền quy tắc ứng xử, nội dung, hình thức phong phú, phù hợp như: In tờ rơi, tờ gấp; tin, bài tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh cơ sở và cổng thông tin điện tử; niêm yết bảng quy tắc ứng xử tại trụ sở các cơ quan, các điểm công cộng, 100% các công sở đều được treo quy tắc ứng xử tại khu vực một cửa; in trên 1 mặt giấy A4 để trên bàn làm việc của mỗi cán bộ, công chức.

Các điểm công cộng như: Di tích, vườn hoa, nhà văn hóa, bảng tin tổ dân phố, khu vui chơi giải trí... được treo biển quy tắc. Nhiều mô hình hay, cách làm tốt được áp dụng hiệu quả như: mở chuyên trang “Văn minh - thanh lịch”, mô hình vẽ tranh bích họa tuyên truyền quy tắc ứng xử tại các điểm rác tồn đọng...

Vốn quý cho văn hóa Thủ đô

Năm 2023, trong bối cảnh xã hội dần ổn định trở lại sau đại dịch COVID-19, một lần nữa toàn thành phố lại quyết liệt với nhiều hoạt động phong phú để 2 quy tắc ứng xử được thực hiện gắn với đề án công vụ của Chính phủ một cách thực chất, sáng tạo và hiệu quả hơn nữa.

Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội triển khai nhiều nội dung quan trọng trong năm nay. Sở đã tham mưu, ban hành 16 văn bản chỉ đạo triển khai các quy tắc ứng xử, trong đó thành phố ban hành 1 kế hoạch; Sở ban hành 4 kế hoạch, 5 quyết định và 6 văn bản khác triển khai thực hiện 2 quy tắc ứng xử.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội phát động cuộc thi ảnh với chủ đề “Nét đẹp trong văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội - 2023”.

Một hoạt động rất thiết thực, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tầng lớp thanh niên Thủ đô đó là phối hợp với Thành đoàn Hà Nội triển khai tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2023.

Đặc biệt, hoạt động phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng, Sở Nội vụ, Đảng ủy Khối các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội tổ chức 3 hội nghị tọa đàm đối với sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã và các cơ quan báo chí đã mang lại cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả.

Đoàn kiểm tra do đồng chí Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ
Hội thi "Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng" năm 2023 thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia

Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; Chỉ thị về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc cưới, tang, lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND thành phố về kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023, tiến hành kiểm tra tại 22 đơn vị trong đó có 6 Sở, ngành và 16 quận, huyện, thị xã.

Hầu hết các đơn vị được kiểm tra đều quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai thực hiện thống nhất, bài bản, có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc và sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Qua đó, Sở đã tham mưu thành phố khen thưởng cho 4 tập thể và 14 cá nhân tiêu biểu và đang tổng hợp trình khen đối với 9 tập thể và 21 cá nhân.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, nhận thấy tính thiết thực và hiệu quả của hai quy tắc ứng xử, các cơ quan của thành phố Hà Nội cũng như các quận huyện, thị xã đã tích cực triển khai.

Điều đó mang lại lợi ích cho chính cán bộ và Nhân dân, góp phần xây dựng người Thủ đô văn minh, thanh lịch và hiện đại. Nổi bật như các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Công thương…; các quận: Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Long Biên và huyện Đông Anh…

Riêng về công tác phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với các báo Trung ương và Hà Nội triển khai nhiều chương trình, chuyên trang thu hút đông đảo người dân quan tâm, theo dõi.

7 năm qua, rất nhiều bài báo, phóng sự, các câu chuyện đời sống, những tình huống thường nhật được soi chiếu vào 2 quy tắc ứng xử, tạo nên chuyển biến nhận thức và hành động rất lớn từ mọi tầng lớp Nhân dân. Có được điều đó là bởi công tác tuyên truyền nhiệt tình của các cơ quan báo chí.

Xác định “mưa dầm thấm lâu”, công tác tuyên truyền không chỉ một sớm một chiều mà phải bền bỉ, kiên trì và liên tục thay đổi bằng những hình thức khác nhau để thấm sâu vào ý thức của người dân, các cơ quan báo chí đã có những chỉ đạo sát sao, sáng tạo.

Bản thân các nhà báo cũng ý thức cao được mình chính là tuyên truyền viên tích cực nên hăng hái thâm nhập thực tế, viết bài cũng như truyền đạt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Họ sẽ tìm ra những cách viết sao cho đi vào lòng người bằng những câu chuyện cụ thể, sinh động nhất.

Thông qua những tác phẩm báo chí này, người dân thực sự hiểu và thấy được những giá trị thiết thực mà hai quy tắc ứng xử mang lại cho đời sống tinh thần của họ.

Những thuận lợi từ sự đồng lòng, nhất trí từ các cấp lãnh đạo đến các đơn vị và Nhân dân, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố chính là tiền đề để chúng ta tiếp tục phát huy tính đúng đắn, cần thiết trong việc triển khai 2 quy tắc ứng xử trong thời gian tới.

Đọc thêm

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Xem thêm