Tag

Quỹ JIFF tài trợ các sáng kiến tư pháp về bảo vệ môi trường cho các nhóm yếu thế

Môi trường 18/05/2021 13:25
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ hội thảo trực tuyến ngày 17/5 giới thiệu thông tin về đợt mời nộp sáng kiến tư pháp lần thứ ba, Quỹ JIFF chính thức đưa thông tin mời nộp hồ sơ sáng kiến tư pháp về tăng cường tiếp cận pháp luật và tư pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 2021.
Kiến tạo môi trường làm việc thân thiện với người khuyết tật Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện Oxfam giới thiệu nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội Oxfam kêu gọi APEC thúc đẩy mô hình Tăng trưởng Bao trùm mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau

Theo đó, các tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm tính đến thời điểm nộp sáng kiến và có hoạt động thích hợp được công nhận trong lĩnh vực pháp luật đều có cơ hội nhận tài trợ trong khoảng 50 đến 75 nghìn EURO (tương đương 1,3 đến 2,07 tỉ đồng) để thực hiện các sáng kiến nhằm “Tăng cường tiếp cận pháp luật và tư pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các nhóm yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo ở Việt Nam”.

Trao giấy khai sinh cho trẻ em có  hoàn cảnh khó khăn ở TP Hồ Chí Minh, một trong những hoạt động được tài trợ đợt hai của chương trình. (Ảnh tư liệu)
Trao giấy khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở TP Hồ Chí Minh, một trong những hoạt động được tài trợ đợt hai của chương trình

Thực tế, từ tháng 5/2019 đến nay, Quỹ JIFF đã thực hiện hai đợt tài trợ cho 33 dự án của các tổ chức xã hội trên 6 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp, với tổng số tiền tài trợ hơn 2 triệu Euro. Các sáng kiến này đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho 40.582 người dân và thực hiện tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, đại diện bào chữa cho 5.249 trường hợp. Trong đó, trên 60% người hưởng lợi là phụ nữ, trên 40% là người dân tộc thiểu số.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết: “ Theo Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp, từ năm 2016 đến năm 2020, toàn quốc có 310.081 vụ việc cần trợ giúp pháp lý đã được thống kê, và con số này tăng lên từng năm. Nhiều rào cản về kinh tế, xã hội và văn hóa đang khiến các nhóm yếu thế khó tiếp cận các dịch vụ mà họ được hưởng theo luật.

Bên cạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước thì việc huy động được nguồn lực, kinh nghiệm và sự tham gia từ các tổ chức xã hội ngoài nhà nước trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là vô cùng quan trọng”.

Tập huấn về Luật hôn nhân gia đình cho người nghèo và người DTTS ở Quảng Bình
Tập huấn về Luật hôn nhân gia đình cho người nghèo và người dân tộc thiểu số ở Quảng Bình

Ngoài ngân sách để triển khai sáng kiến, các tổ chức nhận tài trợ từ Quỹ JIFF còn được tăng cường năng lực triển khai dự án, kết nối với các tổ chức khác, chia sẻ tri thức từ nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cùng đóng góp vào mục đích chung. Các mô hình sáng kiến hiệu quả được tổng kết để chia sẻ rộng rãi.

“Các dự án tại 6 tỉnh đang dần tạo ra một hệ sinh thái tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý bền vững cho người yếu thế. Hệ sinh thái này kết nối các tổ chức xã hội, cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, truyền thông, các trường đại học và cộng đồng dân cư để hỗ trợ những người yếu thế tại địa phương. Như vậy, lợi ích mang đến cho người dân sẽ được lâu dài hơn”, ông Tú chia sẻ.

Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp (EU JULE JIFF, gọi tắt là Quỹ JIFF) là một trong hai hợp phần của dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh châu Âu tài trợ, đơn vị chủ quản là Bộ Tư pháp, và do tổ chức Oxfam quản lý, nhằm góp phần tăng cường xây dựng pháp quyền ở Việt Nam thông qua hệ thống tư pháp tin cậy và dễ tiếp cận.

Trước đó, trong đợt 1, quỹ đã tài trợ cho 14 sáng kiến với chủ đề “Bình đẳng giới và gia đình”; 19 sáng kiến trong đợt 2 với chủ đề “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền của người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo, trong lĩnh vực lao động, việc làm, và thực thi thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, giáo dục”.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm