Tag

Quốc hội có thể họp thêm các kỳ bất thường để xem xét những vấn đề bức xúc, cấp bách

Tin tức 18/01/2022 14:21
aa
TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc đặt tên “kỳ họp bất thường lần thứ nhất” hàm ý Quốc hội có thể tổ chức lần 2, lần 3 để xem xét những vấn đề bức xúc, cấp bách, quan trọng hoặc chuyên đề xây dựng luật và pháp lệnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp

Sáng 18/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 7. Theo dự kiến, phiên họp diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 18-19/1.

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án luật này đã được Quốc hội thảo luận rất sôi nổi tại kỳ họp thứ 2. Đại đa số ý kiến đồng tình và đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, cơ quan thẩm tra nhiều lần làm việc với cơ quan soạn thảo trước khi trình Quốc hội. Phiên họp lần này sẽ tập trung cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới. Trong đó có việc bổ sung một số danh hiệu, huy hiệu, kỷ niệm chương, xử lý vi phạm trong thi đua khen thưởng.

“Cuộc sống đặt ra phải xử lý để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi có hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua mà sau đó vi phạm thì xử lý thế nào, vì luật hiện hành chưa có hình thức xử phạt với pháp nhân mà mới chỉ có xử lý với cá nhân”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo về việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài từ số vốn chưa phân bổ và điều chỉnh, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đợt 2).

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Chính phủ trình đợt này nằm trong khung kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua và “làm sớm thì tạo điều kiện cho công tác giải ngân-“điểm nghẽn” trong tổ chức thực hiện lâu nay”. Còn các chương trình liên quan gói tài khoá, tiền tệ sẽ được xem xét ở các phiên làm việc khác.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Liên quan đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong và biên chế của Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là đề án rất quan trọng vì hướng đến tinh gọn nhưng nâng cao hiệu lực, năng lực của Văn phòng Quốc hội, góp phần vào đổi mới, đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Một nội dung khác là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa nhấn mạnh, qua tổ chức chức kỳ họp bất thường chúng ta có thêm bài học quý để kỳ họp “bất thường” trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội để đáp ứng yêu cầu cấp bách mà đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

“Đặt tên lần thứ nhất hàm ý có thể có lần 2, lần 3 để xem xét những vấn đề bức xúc, quan trọng hoặc chuyên đề xây dựng luật và pháp lệnh. Nhiệm vụ lập pháp rất nặng nề nên theo “Xuân Thu nhị kỳ” thì nhiều nhất cũng chỉ hơn 70 luật một nhiệm kỳ”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc có tổ chức các kỳ họp hay không còn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị và phối hợp.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Xem xét, quyết định việc thực hiện trang phục xét xử của Hội thẩm Nhân dân; Báo cáo công tác dân nguyện tháng 12/2021 của Quốc hội.

Đọc thêm

Tuyên bố chung Việt - Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Quốc tế

Tuyên bố chung Việt - Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp Tin tức

Theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp

TTTĐ - Ngày 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương.
Tự hào chặng đường 70 năm tiên phong trong công tác xây dựng Đảng Tin tức

Tự hào chặng đường 70 năm tiên phong trong công tác xây dựng Đảng

TTTĐ - Chiều 7/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ khối (10/10/1954 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Gắn biển 16 công trình "Dân vận khéo” tiêu biểu Tin tức

Gắn biển 16 công trình "Dân vận khéo” tiêu biểu

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã quyết định công nhận và tổ chức gắn biển đối với 16 công trình “Dân vận khéo”.
Hà Nội đang bừng sáng với tư thế mới, sức sống mới Tin tức

Hà Nội đang bừng sáng với tư thế mới, sức sống mới

TTTĐ - Sáng nay (7/10), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
Hà Nội ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển Tin tức

Hà Nội ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển

TTTĐ - Nhiều ý kiến khẳng định, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội sẽ ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển và là một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, của cả nước. Hà Nội chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục giữ vị thế là cực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả miền Bắc.
Trao quyền chủ động, sáng tạo - bước ngoặt bứt phá cho Hà Nội Thời sự

Trao quyền chủ động, sáng tạo - bước ngoặt bứt phá cho Hà Nội

TTTĐ - Cách tiếp cận “xin cải cách thể chế”, “xin thêm quyền chủ động - sáng tạo” sẽ giúp Hà Nội mở rộng không gian đổi mới và cơ hội phát triển đúng theo tinh thần của thời đại mới.
Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước Tin tức

Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước

TTTĐ - Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội Tin tức

Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội

TTTĐ - GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh, sông Hồng là điều kiện tiên quyết, là trung tâm của mọi hoạt động mưu sinh, trung tâm của mọi sáng tạo văn hóa của người Hà Nội.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu

TTTĐ - Phát triển Thủ đô Hà Nội là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội. Tầm nhìn mới của Thủ đô sẽ góp phần hiện thực hoá tầm nhìn phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới
Xem thêm