Tag

Quận Ba Đình lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới

Người Hà Nội 30/08/2024 11:58
aa
TTTĐ - Sáng 29/8, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP Hà Nội chỉ đạo phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố. Đây là bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện các tiêu chuẩn mới, đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu... Giáo dục quận Ba Đình giữ vững vị trí top đầu

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh TP Hà Nội đang đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, hướng đến việc nâng cao chất lượng sống của người dân, gắn kết cộng đồng và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Việc cập nhật và điều chỉnh các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa được xem là cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện đại.

Chung tay góp ý xây dựng tiêu chuẩn văn hóa

Tham dự sự kiện có lãnh đạo UBND quận Ba Đình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận Ba Đình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, cán bộ văn hóa thông tin; Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng ban công tác mặt trận 14 phường trên địa bàn quận. Đây là những nhân tố quan trọng trong việc triển khai và thực hiện các phong trào văn hóa tại cơ sở, đóng vai trò kết nối giữa chính quyền và người dân.

Quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới
Toàn cảnh hội nghị

Tham gia điều hành hội nghị có đồng chí Bùi Minh Hoàng – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống và Gia đình (Sở VH-TT Hà Nội) và đồng chí Lê Thị Khanh – Trưởng phòng VH-TT quận Ba Đình.

Ông Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh, việc lấy ý kiến từ cơ sở là yếu tố then chốt để đảm bảo các tiêu chuẩn văn hóa mới thực sự sát với đời sống của người dân, đồng thời phản ánh đúng thực tế tại các phường, xã, cơ sở địa phương. Sự tham gia tích cực của các tổ chức và cá nhân tại địa phương sẽ quyết định sự thành công của việc triển khai các tiêu chuẩn này.

Quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới
Ông Bùi Minh Hoàng – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống và Gia đình (Sở VH-TT Hà Nội)

Nghị định số 86/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 7/12/2023, quy định về khung tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, và hồ sơ xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, với mục tiêu không chỉ đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật mà còn khắc phục những bất cập đã tồn tại trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn cũ.

Thực tiễn triển khai tại TP Hà Nội trong những năm qua cho thấy, phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ đạt danh hiệu này đạt từ 85-88%. Nhiều gia đình không chỉ trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng, mà còn đóng góp tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Tương tự, phong trào xây dựng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” đã tạo nên những thay đổi rõ nét trong đời sống xã hội tại nhiều khu vực. Các công trình công cộng, đường xá, nhà văn hóa được xây dựng mới và cải tạo, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Phong trào văn hóa - thể thao cũng nhờ đó phát triển mạnh, làm giàu thêm đời sống tinh thần của cộng đồng.

Quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác bình xét, công nhận danh hiệu văn hóa vẫn còn tồn tại một số bất cập. Ở một số nơi, việc công nhận các danh hiệu văn hóa đôi khi vẫn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng chất lượng và thực tế tại cơ sở. Một số gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, trong khi nhiều tiêu chí chưa thực sự được đáp ứng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các tiêu chí bình xét được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, chưa thực sự phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Điều này đã dẫn đến việc đánh giá chưa sát với thực tế, khiến nhiều nơi đạt tỷ lệ rất cao nhưng không phản ánh đúng chất lượng văn hóa tại đó.

Tiêu chí cần cụ thể hơn nữa

Bà Hà Lam Hương (Trưởng ban Công tác Mặt trận – Tổ 9 – phường Giảng Võ) phát biểu về việc các vấn đề dân sinh như quy định về phân loại rác, thu gom rác thực sự chưa được phổ biến rộng rãi trong toàn dân mà chỉ đang ở các cụm, nhóm bạn trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều cuộc vận động, tuyên truyền đã diễn ra nhưng chưa phát huy hiệu quả tại các cụm dân cư.

"Tôi cho rằng, việc bình xét tiêu chí nên có sự xem xét về các bước cụ thể; tiến hành triển khai các cuộc vận động, tuyên truyền gần gũi và thực tế hơn với người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Người dân chưa quen sử dụng túi phân loại, chúng ta có thể tặng các loại túi cho người dân bước đầu để họ làm quen, lâu dần trở thành nếp sống bền vững; từ đó, cơ sở bình xét văn hóa cho các gia đình và địa phương sẽ được xây dựng vững chắc hơn" - bà Hương nói.

Quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới
Bà Hà Lam Hương có những chia sẻ cụ thể về vấn đề môi trường trong quy định bình xét "Thôn, Tổ dân cư văn hóa"

Tiếp thu ý kiến các đại biểu, đồng chí Bùi Minh Hoàng cho biết, các đại biểu đã nêu ra những vấn đề thực tế, sát với đời sống Nhân dân tại đơn vị quản lý. Tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được Sở VH – TT Hà Nội ghi nhận và tiến hành chỉnh sửa nội dung dự thảo phù hợp với nếp sống hiện đại, văn minh ngày nay.

"Tôi cho rằng, chỉ khi nào tất cả các cộng đồng dân cư cùng chung tay đóng góp thì khi ấy những quy định, nội dung trong dự thảo mới trở thành thực tiễn, áp dụng hiệu quả trong đời sống hàng ngày” - ông Hoàng nhấn mạnh.

Quận Ba Đình tổ chức hội nghị lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới
Ông Bùi Minh Hoàng rất vui mừng trước sự đóng góp tích cực, chi tiết của các đại biểu

Sau hội nghị lấy ý kiến các tổ dân phố trên địa bàn quận Ba Đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến cư dân tại huyện Phúc Thọ và một số địa phương, sau đó sẽ tổng hợp ý kiến để báo cáo, tham mưu với UBND thành phố Hà Nội trước khi ban hành thực hiện.

Đọc thêm

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Người Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có bài tham luận về Phát triển du lịch Hà Nội gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc Người Hà Nội

Người dân Mê Linh sẵn sàng cho lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

TTTĐ - Được mệnh danh là “thủ phủ hoa hồng”, với 600ha trồng hoa các loại, huyện Mê Linh đã và đang tận dụng tối đa ưu thế từ các loại cây đầy màu sắc và giá trị kinh tế cao này.
Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Người Hà Nội

Phát huy thế mạnh và sức trẻ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

TTTĐ - Chủ động, sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã phát huy sức trẻ và sự tiên phong trong thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, góp phần tích cực vào xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực Nhịp điệu cuộc sống

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc Người Hà Nội

Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc

TTTĐ - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Huyện Thanh Oai, Hà Nội, thời gian qua đã tích cực gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình, góp phần hình thành những con người mới đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay của đất nước.
Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững Người Hà Nội

Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng thanh lịch và văn minh, việc triển khai thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng yếu. Điều này không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống mà còn nâng cao chất lượng đời sống xã hội và xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững.
Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc Người Hà Nội

Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

TTTĐ - Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.
Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Xem thêm