Tag

Phụ nữ Thủ đô tích cực chuyển đổi số để bắt kịp xu thế

Công nghệ số 28/09/2024 14:38
aa
TTTĐ - Chủ động tham gia chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ Thủ đô lập nghiệp. Nhiều cán bộ, hội viên, phụ nữ đã bắt kịp xu thế, tự tin phát huy vai trò của mình, giúp tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phụ nữ Thủ đô "xắn tay" cùng dân gặt lúa, đắp đê chống lũ Kết nối tiêu thụ nông sản giúp người dân vùng ngập lụt Thăm, tặng quà gia đình phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh

Chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội

Nằm ở địa bàn xa trung tâm của Thủ đô, Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh, xã Châu Sơn (huyện Ba Vì), là một mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý điều hành, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng chế biến từ nông sản. Hợp tác xã hiện có 7 thành viên, tạo việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với thu nhập từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Hội Liên hiệp phụ nữ và chính quyền địa phương, hợp tác xã đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị thực hiện quy trình sản xuất từ khâu chế biến đến đóng gói các sản phẩm.

Ngoài việc tổ chức 5 điểm bán hàng tại 5 tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Ninh, hợp tác xã còn tích cực tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm cấp huyện, thành phố, trung ương tổ chức.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các thành viên hợp tác xã sử dụng sàn thương mại điện tử Shoppee, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, TikTok làm nền tảng giao thương.

Phụ nữ Thủ đô tích cực chuyển đổi số để bắt kịp xu thế
Nhiều phụ nữ khởi nghiệp, trong đó có các chủ thể OCOP đã sử dụng công cụ livestream để bán hàng

Chia sẻ về hoạt động của Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh, bà Phạm Thị Tư Hậu là thành viên sáng lập cho biết, hợp tác xã là nơi kết nối thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản thô của nông dân huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.

Thông qua chuyển đổi số, liên kết để quảng bá thương hiệu và phát triển thương hiệu theo chuỗi giá trị, hợp tác xã đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Không chỉ ở Ba Vì, hiện nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng khuyến khích phụ nữ chuyển đổi số để phát triển kinh tế.

Với nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề, năm 2023, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã thành lập Hợp tác xã Mây tre nón lá Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai). Hiện nay, hợp tác xã đã có 6 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được công nhận 4 sao, xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh việc tập trung quảng bá sản phẩm, truyền thông, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã đầu tư, cải tạo cơ sở của mình thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm, mua sắm sản phẩm.

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã… do phụ nữ làm chủ đều chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội. Bằng chứng là nhiều chị em đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, từng bước đưa sản phẩm kinh doanh lên các nền tảng mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.

Để chị em không đứng ngoài xu thế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thành phố Hà Nội đã trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và thương mại điện tử cho hơn 10.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hơn 11.000 phụ nữ khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số và thương mại điện tử...

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết: Để thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã chủ động kết nối các chuyên gia công nghệ hỗ trợ 1.200 doanh nhân nữ, phụ nữ mới lập nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, kỹ năng sử dụng hiệu quả các kênh mạng xã hội, tạo banner quảng cáo, tạo mã QR, xây dựng kênh bán hàng trực tuyến...

Phụ nữ Thủ đô tích cực chuyển đổi số để bắt kịp xu thế
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thành phố Hà Nội đã trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và thương mại điện tử cho các nữ chủ doanh nghiệp

“Từ nay đến cuối năm 2024, cùng với việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kinh doanh, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử… cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trực tiếp, trực tuyến đến những nhóm đối tượng phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp.

Đặc biệt, các cấp hội sẽ quan tâm tới phụ nữ vùng xa trung tâm, phụ nữ khối chợ; hướng dẫn phụ nữ lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng các dự án, sản phẩm sáng tạo để tìm kiếm cơ hội hiện thực hóa ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

Các hoạt động này sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh.

Liên quan đến các mô hình chuyển đổi số của phụ nữ Thủ đô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa khẳng định: Những mô hình kinh tế hợp tác xã ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của phụ nữ khu vực nông thôn Thủ đô dù còn mới nhưng đã thuyết phục và lan tỏa trong đời sống.

Từ đó, thu nhập của người sản xuất được nâng cao, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển. Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế của phụ nữ khu vực nông thôn đã và đang góp phần xây dựng quê hương phát triển bền vững, hiện đại, văn minh.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám Công nghệ số

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám

TTTĐ - Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã xây dựng chính sách quy định người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ. Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, đây là quy định mới, tạo cơ chế đột phá, khuyến khích nhà khoa học tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu. Do đó cần quy định mức "lợi nhuận" cụ thể để thu hút nhà khoa học "đầu tư", phát huy nguồn lực chất xám.
Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam Công nghệ số

Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Công ty Cổ phần Hệ thống Công nghệ ETC (ETC) và Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY (EPAY), hai đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thanh toán số tại Việt Nam, triển khai các giải pháp chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ.
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên Chuyển đổi số

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên

TTTĐ - “Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ Công nghệ số

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

TTTĐ - Việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới...
Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số Chuyển đổi số

Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số

TTTĐ - Sáng nay (6/5), tỉnh Điện Biên đã phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và phong trào “Bình dân học vụ số” với mục tiêu phổ cập AI, ứng dụng công nghệ, kỹ năng số cho người dân trong thời đại số.
Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” Công nghệ số

Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI”

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Điện Biên sẽ diễn ra “Ngày hội AI”. Tại sự kiện này, Sở KH&CN tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm Công nghệ số

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, công tác dân vận giải phóng mặt bằng và giải quyết các vấn đề dân sinh đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Đoàn xã đã chủ động thích ứng, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành để triển khai mô hình dân vận linh hoạt, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và ứng dụng công nghệ số, từng bước tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp về an ninh trật tự (ANTT) để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Xem thêm