Phụ nữ Thủ đô sáng tạo, nỗ lực phát triển làng nghề truyền thống
Gắn phát triển du lịch với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề Bàn giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ hai năm 2022 |
Chương trình đã mời đến 52 nghệ nhân nữ tiêu biểu đến từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố, đại diện cho gần 600.000 phụ nữ làng nghề. Đây là dịp để các nữ nghệ nhân gặp gỡ, chia sẻ tình yêu, lòng đam mê với nghề truyền thống, đồng thời, tôn vinh các chị đã nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của làng nghề và tích cực tham gia phong trào phụ nữ cấp thành phố và các địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, 3 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, hội làng nghề các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về nghề truyền thống và sản phẩm OCOP gắn với thương mại, du lịch, dịch vụ.
Trong 3 năm qua, đã có 1.870 lao động nữ làng nghề được bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề; 12 dự án, ý tưởng sản phẩm sáng tạo của phụ nữ khởi nghiệp từ làng nghề được công nhận trong các cuộc thi ý tưởng sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô; 422 chủ thể tại làng nghề được hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP và kết nối xúc tiến thương mại.
Các nữ nghệ nhân tham gia giao lưu |
Bên cạnh đó, đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp” cũng được các cấp Hội nỗ lực triển khai; Hỗ trợ 153.084 phụ nữ được vay tổng số vốn 7.605 tỷ đồng để phát triển kinh tế, trong đó có 38.250 phụ nữ tại các làng nghề.
“Chúng tôi mong chương trình sẽ góp phần quảng bá, lan tỏa tinh hoa làng nghề Hà Nội, trách nhiệm của mỗi người và cả cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị nghề và làng nghề truyền thống, phát triển du lịch làng nghề. Đây cũng là nội dung góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU, Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, thành phố thông minh, sáng tạo”, bà Thủy bày tỏ.
Tham dự chương trình, các đại biểu được tham quan, trải nghiệm sản phẩm sáng tạo của các làng nghề Hà Nội |
Trong thời gian tới, để phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, các Hiệp hội làng nghề tại địa phương, gắn với thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nông thôn mới”.
Trong đó, Hội tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của làng nghề và hỗ trợ tiếp cận các chính sách phát triển làng nghề; Vận động nữ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề; Khuyến khích phụ nữ làng nghề năng động, sáng tạo, tạo ra các sản phẩm làng nghề tinh tế, độc đáo, có giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống; Hỗ trợ phụ nữ phát triển các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tại làng nghề.
Vinh danh 10 nữ nghệ nhân tiêu biểu làng nghề Hà Nội |
Đặc biệt, Hội đề xuất với Thành uỷ, UBND có thêm các chính sách bồi dưỡng phát triển nữ Nghệ nhân, Thợ giỏi làng nghề, phố nghề và tổ chức các sự kiện tôn vinh Nữ nghệ nhân, thợ giỏi, phát động phụ nữ bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống và đổi mới, sáng tạo góp phần thúc đẩy phát triển làng nghề.
Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao bằng vinh danh 10 nữ nghệ nhân làng nghề tiêu biểu; Tham gia giao lưu tọa đàm với các nữ nghệ nhân làng nghề tiêu biểu.