Tag

Phụ nữ Hà thành - những "đóa hoa" lan tỏa văn hóa ứng xử nơi công cộng

Người Hà Nội 17/10/2023 08:02
aa
TTTĐ - Vừa đảm đang, khéo léo, vừa nêu gương mọi lúc mọi nơi và thường xuyên giáo dục con cái trong gia đình, phụ nữ Thủ đô giữ vai trò quan trọng, góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa người Hà Nội nói chung và quy tắc ứng xử nơi công cộng nói riêng. Không chỉ là người "giữ lửa" hạnh phúc cho mỗi tổ ấm, họ còn là người gieo trồng, chăm sóc và ấp ủ, lan tỏa hương thơm của "vườn hoa thanh lịch" Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Phụ nữ Thủ đô lan tỏa kiến thức về an toàn thực phẩm Hơn 600 phụ nữ Thủ đô đồng diễn áo dài vào sáng 29/10 Phụ nữ Thủ đô quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề

"Giữ lửa" văn minh

Người xưa có câu "phúc đức tại mẫu", hay nói cách khác, nhìn vào mỗi gia đình, người phụ nữ như thế nào thì ta có thể đoán được tình hình của gia đình ấy. Có thể nói, người phụ nữ là "gương mặt đại diện" của cả tổ ấm.

Không phải bỗng dưng mà tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm vợ và làm mẹ. Bởi lẽ, trong họ có cả sự bao dung, nhân hậu, tình yêu thương bao la, có sự kiên trì, mềm mại, quyết tâm và là tổng hòa của rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác. Phụ nữ vừa là bác sĩ, là chuyên gia dinh dưỡng, là nhà giáo dục, là người giám hộ, bảo hộ, vừa là người gìn giữ, phát huy và trao truyền các giá trị truyền thống của gia đình, của đất nước...

Trong tất cả các "nhiệm vụ tối thượng ấy", có lẽ vai trò "cô giáo" là thường xuyên, liên tục, nặng nề và cũng rất vinh quang. Không được "đào tạo chuyên ngành" nhưng dường như bẩm sinh những người phụ nữ đã thích nghi rất nhanh với vai trò này.

Ngay từ lúc đứa con nằm trong bụng mẹ, cùng với những kiến thức học hỏi được từ thế hệ đi trước, qua sách báo, khoa học hiện đại, người phụ nữ đã thai giáo cho con những bài học đầu tiên. Rồi sau đó là cách đi đứng, nói năng, chào hỏi, học hành, kiến thức... mẹ luôn là người trực tiếp dạy dỗ con nhiều nhất.

Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023
Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023

Đặc biệt, mẹ dạy con các cung cách ứng xử sao cho trở thành con ngoan trò giỏi và rộng ra sau này là trở thành người biết điều, sống chan hòa, nhân ái, có ích cho xã hội. Nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội không phải được hình thành trong một sớm, một chiều mà được bồi đắp qua cả ngàn năm, thành nền tảng vững chắc, thành giá trị riêng biệt cũng là một phần công lao của những người phụ nữ trong gia đình.

Kể từ khi hai bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt là quy tắc ứng xử nơi công cộng được thành phố Hà Nội ban hành, ngay lập tức chính những người phụ nữ Thủ đô đã bắt nhịp rất nhanh. Bởi lẽ, đây không chỉ là bảng tổng hòa những giá trị văn hóa người Hà Nội mà chúng ta gìn giữ, phát huy bao năm, đây còn là sự tích hợp thêm những nét mới để tạo nên điểm đặc biệt cho người Hà Nội hiện đại.

Cùng với sự năng động, thông minh, giỏi giang của mình, khi ra ngoài xã hội, phụ nữ Thủ đô là cán bộ, công chức, viên chức, là lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị. Việc tuyên truyền, thực hiện quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được triển khai nghiêm túc và đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Vì thế, những người phụ nữ Thủ đô đã nhanh nhạy nhận thức được sự cần kíp và thiết thực của hai bộ quy tắc ứng xử.

Khi về nhà, họ lại là "nhạc trưởng" của "dàn nhạc gia đình". Nếp nhà, văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử của con cái phụ thuộc rất nhiều vào các bà mẹ, vì thế, bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng những năm qua được triển khai từ các gia đình, tổ dân phố, khu dân cư cho thấy hiệu quả rất cao.

Trao truyền thế hệ

"Phụ nữ là người theo sát con cái trong gia đình hơn ai hết, uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con. Người mẹ gắn bó với con hầu như phần lớn thời gian trong ngày, từ lúc đưa đón con ở trường, ăn uống cùng con ở nhà, đi siêu thị, đưa con đi chơi, ra công viên, đi chùa, tham quan di tích, đi du lịch, cùng nhau vào bảo tàng, thư viện... Vì thế, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thường xuyên thì việc nêu gương của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng", chị Hằng Nga (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhấn mạnh.

Chị chia sẻ bí quyết về cách dạy con chọn phục trang sao cho phù hợp: "Con mình học THCS, đang ở tuổi thích thể hiện với bạn bè nhưng chưa đủ kiến thức và thẩm mỹ về quần áo sao cho phù hợp, chính vì thế mình phải dành rất nhiều thời gian để phổ biến, giảng giải cho con. Bên cạnh đó, chính mình cũng phải lựa chọn từng loại trang phục phù hợp với từng nơi đưa con đến.

Chẳng hạn lúc đi lễ chùa thì hai mẹ con cùng mặc áo dài. Lúc vào công viên thì có thể thoải mái hơn, cùng mặc đồ ngắn nhưng nhất thiết khi đi vào thư viện, nơi có tượng đài danh nhân hay đặc biệt đến các di tích thì phải mặc đồ kín đáo, lịch sự. Khi con được mình chỉ bảo cặn kẽ, thấy mẹ và tất cả những người xung quanh đều như lời mẹ nói, con sẽ tin và tự rút ra bài học cho mình. Khi đến lớp con không đòi mặc những thứ quần áo lùng thùng, khó coi còn khi đi chơi thì con thoải mái theo trend của thần tượng".

Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)
Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì cho biết con mình đang học THPT. Con đã được tự đi xe máy phân khối phù hợp độ tuổi đến trường và đi học thêm, học năng khiếu...

"Không phải một sớm một chiều mà mình yên tâm giao xe cho con đâu. Ngoài việc con đủ sức khỏe, đủ độ tuổi thì hơn 10 năm đưa con đến trường là ngần ấy thời gian mình rỉ rả bên tai con về ý thức tham gia giao thông. Ban đầu chỉ là từng tình huống cụ thể, mình đưa cho con cách xử lí tình huống, những bài học rút ra. Sau này, rất may trong bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng tổng kết thành những điều nên làm, không nên làm nên mình đã đưa cho con để con xem.

Đầu tiên là tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi ứng xử văn minh thân thiện, đi đúng tốc độ, làn đường quy định.

Sau đó là con phải quan sát kĩ càng trước khi qua đường, nhường nhịn khi có va chạm trên đường và nếu gặp phải trường hợp có tai nạn giao thông thì tham gia cấp cứu, giúp đỡ người bị nạn, thông tin về tai nạn giao thông đến cơ quan công an.

Lúc này con đã đủ chín chắn để tiếp thu rồi nên đi xe máy rất có ý thức. Nhiều lần mình "lén" kiểm tra bất ngờ, thấy con chắc tay lái, ứng xử rất văn minh nên mình yên tâm", chị Hoàng Anh tâm sự.

Rất nhiều tình huống nơi siêu thị, nhà ga, bến tàu, công viên... mà chúng ta gặp phải hàng ngày đều có thể rút ra những bài học, những kinh nghiệm khi người mẹ đồng hành, chịu khó quan sát và rủ rỉ tâm tình với con. Từng câu chuyện nhỏ, từng ngày từng ngày, "mưa dầm thấm lâu", vì thế, trong thời gian qua, việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng của người Hà Nội đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần xây dựng người Hà Nội hiện đại thanh lịch, văn minh.

Đó cũng là cách chúng ta xác lập giá trị của người Hà Nội hôm nay, làm nền tảng để trao truyền cho con cháu mai sau mà trong thành công ấy có bóng dáng và dấu ấn rất đậm nét của người phụ nữ Hà thành.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Xem thêm