Tag

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online

Giáo dục 01/09/2021 23:28
aa
TTTĐ - Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều lao động mất việc làm, không có thu nhập, tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn xuất hiện tình trạng hội cha mẹ học sinh đứng lên vận động, kêu gọi phụ huynh đóng tiền để mua máy tính cho giáo viên dạy học online gây bức xúc…
Dạy và học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Nhà trường, thầy cô, phụ huynh cùng bàn giải pháp Phụ huynh với trăm nỗi bất an trước thềm năm học mới

Khoản đóng góp vô lý

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị N.T.M (phụ huynh học sinh trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, chị vừa tham gia buổi họp phụ huynh cho con bằng hình thức trực tuyến vào tối 31/8. Nội dung cuộc họp thông qua kế hoạch, chương trình học tập của con trong năm học 2021 - 2022. Điều đáng lưu ý, sau cuộc họp ấy, chị nhận được tin nhắn thông báo từ hội cha mẹ học sinh lớp về việc xin ý kiến để đóng góp tiền mua máy tính cho giáo viên dạy học online.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online
Khoản đóng góp vô lý được đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi khiến nhiều phụ huynh bức xúc

Chị M chia sẻ: “Thông báo này là từ hội cha mẹ học sinh và nói rõ mục đích là để đảm bảo quyền lợi cho các con, phục vụ việc dạy và học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là tài sản chung của lớp chứ không phải của riêng cô. Tuy nhiên, tôi thấy việc mua máy tính cá nhân cho cô giáo là không hợp lý”.

Chị M cũng cho biết, năm học lớp 1, con chị đã phải đóng quỹ để phục vụ cho việc mua sắm nhiều trang thiết bị như điều hòa, quạt, máy chiếu, giá sách, chậu hoa, cây cảnh. Lên lớp 2, nhà trường gộp lớp, con chị chuyển lớp học khác và những thiết bị đã mua từ lớp 1 kia đương nhiên đều không thể sử dụng tiếp được nữa. Nếu tiếp tục đóng góp tiền mua máy tính, sau này, máy tính này được sử dụng như thế nào? Điều đáng bàn là tại sao giáo viên đi dạy học lại không có trang thiết bị phục vụ cho công việc của mình mà phụ huynh lại vận động nhau đóng góp? Được biết, phụ huynh lớp chị M đang bàn bạc và có dự định mua chiếc máy tính có giá khoảng 8 - 10 triệu đồng.

“Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên thực sự khó khăn, thiếu trang thiết bị dạy học thì ngành giáo dục, nhà trường phải có trách nhiệm hỗ trợ. Phụ huynh kêu gọi nhau đóng góp để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, nhà quá nghèo để có thiết bị học tập, sách vở đến trường theo tôi mới hợp lý”, chị M bày tỏ quan điểm.

Chị M cũng cho biết, ở ngoại thành Hà Nội, nhiều tháng nay, cuộc sống của không ít gia đình bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Hết đợt giãn cách này đến giãn cách khác kéo dài, nhiều phụ huynh không có việc làm, thu nhập giảm sút. Nếu cứ đóng thêm những khoản chi phí không hợp lý, với các gia đình đông con đi học sẽ là một gánh nặng không hề nhỏ.

Sẽ xác minh

Theo chị M, việc đóng những khoản quỹ vốn là chuyện không hề mới. Không chỉ chị mà nhiều phụ huynh khác cũng không tán đồng, thấy vô lý. Thế nhưng, không phải ai cũng mạnh dạn đứng lên “đi ngược dòng”.

“Nếu đứng lên ý kiến, tôi sợ con bị trù dập ở lớp, rồi lúc ấy biết đi học ở đâu?”, chị M thở dài ngao ngán. Những phụ huynh khác thì sợ bị các cha mẹ trong lớp cô lập, lên án nên cũng chỉ đành im lặng theo đám đông.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online
Tin nhắn Zalo trên nhóm lớp bàn về chuyện mua máy tính cho cô dạy online

Vấn đề đặt ra là: Câu chuyện vận động phụ huynh đóng góp tiền mua máy tính cho cô dạy học online là xuất phát hoàn toàn từ phía phụ huynh hay có sự tác động từ phía giáo viên? Nhà trường không biết hay làm ngơ cho tình trạng này? Bởi theo nội dung trao đổi trong nhóm zalo của phụ huynh, có ý kiến chia sẻ: “Cô cũng nói là không dùng quá nhiều mà. Máy tầm 8 - 10 triệu đồng là tốt rồi. Chứ như máy lớp… cũ, cô chủ nhiệm lớp kêu chán lắm, chậm, không load được”.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, phóng viên đã liên hệ với bà Trần Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh để xác minh thông tin. Bà Kim Dung cho biết, trong cuộc họp mới đây để chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh đầu năm học mới 2021 - 2022, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt đến tất cả giáo viên không được phép vận động phụ huynh đóng góp tiền với mục đích mua sắm trang thiết bị dạy học. “Chuyện hội phụ huynh đứng lên vận động đóng góp, chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh và thông tin lại”, bà Kim Dung chia sẻ.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online

Ở năm học trước, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản số 2687/SGDĐT- KHTC gửi tới các quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu, chi.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định; Không trực tiếp thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Theo văn bản trên, có 7 khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện giao thông của học sinh; Vệ sinh trường, lớp; Khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, những năm gần đây, các loại quỹ, khoản đóng góp đều không được nhà trường, giáo viên trực tiếp phổ biến đến phụ huynh học sinh mà đều là hình thức kêu gọi xã hội hóa thông qua hội cha mẹ học sinh nhưng điều đó không có nghĩa nhà trường có thể đứng ngoài cuộc. Thiết nghĩ, đã đến lúc nhà trường cần phải chấn chỉnh vai trò, hoạt động của hội cha mẹ học sinh, đặc biệt trong công tác quản lý thu, chi, đóng góp các loại quỹ để phụ huynh không bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”…

Chiều 1/9, trao đổi lại với PV, bà Trần Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hồng cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, nhà trường đã cho rà soát ở tất cả 41 lớp tổ chức họp phụ huynh ngày 30/8 vừa qua. Chỉ duy nhất 1/41 lớp này phụ huynh có đề xuất chuyện mua máy tính cho cô giáo dạy học online.

"Giáo viên trao đổi lại là không đề xuất chuyện này với phụ huynh và khi phụ huynh đề nghị thì giáo viên cũng đã nói là "không có nhu cầu". Tôi đã gọi điện và đề nghị đại diện cha mẹ học sinh ở lớp học này dừng công việc này lại. Mọi chủ trương xã hội hóa, đóng góp từ đại diện cha mẹ học sinh đều cần phải lên phương án chi tiết, được nhà trường phê duyệt mới tiến hành thu ở các lớp", bà Dung nhấn mạnh

Đọc thêm

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật Giáo dục

Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

TTTĐ - Không ngừng rèn luyện và tự tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Nhật mỗi ngày; thường xuyên đọc báo, nghiên cứu tài liệu về văn hóa Nhật… Đó là những bí quyết khiến Lê Hà - sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) được biết đến với khả năng nói tiếng Nhật lưu loát như tiếng Việt.
Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học Giáo dục

Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TTTĐ - Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, kết luận nhấn mạnh từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Đây là chủ trương lớn thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy

TTTĐ - Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 và ra mắt “Cẩm nang đánh giá tư duy”.
Xem thêm