Tag

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Nội vụ

Tin tức 16/02/2023 22:00
aa
TTTĐ - Chiều 16/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có buổi làm việc với Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của ngành nội vụ.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc Tết tại Khánh Hoà Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng quà Tết tại tỉnh Ninh Thuận Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Phải đầu tư "ra tấm ra món", tránh dàn trải, lãng phí Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của ngành nội vụ - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của ngành nội vụ - Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo báo cáo tại buổi làm việc, từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ Nội vụ đã chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống thể chế nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, Bộ Nội vụ đã tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực nội vụ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chiến lược phát triển của ngành.

Bộ đã kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV; Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025; phối hợp tham mưu các đề án liên quan đến tổ chức bộ máy, quản lý biên chế các cơ quan nhà nước và các đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, V, VI, và các đề án, báo cáo Bộ Chính trị trong Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021, 2022.

Trong 2 năm qua, Bộ đã chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thông qua 2 luật, 2 nghị quyết của Quốc hội, 18 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 16 nghị định và 5 nghị quyết của Chính phủ, 15 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 20 thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và 13 văn bản hợp nhất.

Đồng thời, Bộ đã tập trung thẩm định 26/26 dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền về phương án, lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; kịp thời điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 lên 1.800.000 đồng, tăng 20.8%.

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc để thiết thực xây dựng nền hành chính nhà nước pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, dân chủ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, từ năm 2021 đến nay đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ, giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 7 sở và 2.159 phòng và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, huyện; giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập, đạt 13,5% so với 2016, vượt chỉ tiêu Trung ương giao. Riêng năm 2022, các bộ, ngành Trung ương đã giảm 22 đơn vị; các địa phương giảm 1.020 đơn vị.

Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng phê duyệt tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của bộ, ngành, biên chế của cơ quan địa diện Việt Nam ở nước ngoài, biên chế hội quần chúng; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 và từng năm, để bảo đẩm đến hết năm 2026, giảm tối thiểu 5% biên chế công chức, 10% số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.

Đồng thời, Bộ tham mưu cho Chính phủ trình cấp có thẩm quyền bổ sung 65.980 biên chế viên chức giáo dục cho cả giai đoạn 2022-2026, trong đó năm học 2022-2023 giao 27.850 biên chế viên chức ngành giáo dục.

Tính đến hết năm 2021, Bộ đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế (đối với khối công chức là 10.01% và khối sự nghiệp công lập là 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách). Năm 2022, tiếp tục giảm thêm 2,48% viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; số người hoạt động không chuyên trách, thôn, tổ dân phố giảm 46,64% so với năm 2015, qua đó thực hiện được mục tiêu tinh gọn biên chế, nâng cap năng lực, hiệu của hoạt động của hệ thống chính trị, giảm chi thường xuyên, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 62, Nghị định 106 về vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; phối hợp với các bộ, ngành rà soát, xây dựng danh mục vị trí việc làm, bả mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng đồng hành với ngành nội vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để ngành hoàn thành tốt trọng trách được giao trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng đồng hành với ngành nội vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để ngành hoàn thành tốt trọng trách được giao trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đối với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, giai đoạn 2016-2021 đã giảm được 8 huyện, 563 xã; đồng thời tập trung giải quyết số lượng người dôi dư.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, Bộ sẽ ưu tiên toàn diện cho công tác xây dựng và hoàn hiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực nội vụ, nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức bộ máy, biên chế…

Cùng với đó, Bộ đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và các quy định liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức nhằm đảm bảo đồng bộ quy định của Đảng, đồng thời thiết thực nâng cao chất lượng công tác cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chát, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời giai đoạn mới.

Bộ cũng sẽ trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách để chủ động cải cách chính sách tiền lương nhằm đảm bảo đời sống, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của Bộ Nội trong việc hoàn thành rất tốt khối lượng công việc vừa lớn vừa khó, vừa mới, trong đó có những nhiệm vụ liên quan đến tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại các đơn vị hành chính, hay chuyển đổi số…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác nội vụ là nhiệm vụ nặng nề, chỉ có thể hoàn thành tốt nếu có sự chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, chứ không thể đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng đồng hành với ngành nội vụ trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để ngành nội vụ hoàn thành tốt trọng trách được giao trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cũng đã cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của Bộ Nội vụ. Đối với Đề án đổi mới, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để chuẩn bị kỹ lưỡng Đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng bày tỏ đồng tình ủng hộ đề xuất điều chuyển số viên chức đang đảm nhiệm vị trí việc làm công chức trong các tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thành công chức; chuyển số người có mặt đang thực hiện vị trí việc làm công chức trong các tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước có cơ chế tài chính đặc thù chưa được giao biên chế công chức, thành công chức.

Về kiến nghị đẩy nhanh việc cập nhật dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 30/6/2023, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu để Thủ tướng có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện trên tinh thần phải rõ việc, rõ thời hạn hoàn thành.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ cũng như các bộ, ngành khác, theo thẩm quyền của mình, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện các dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, không để tình trạng nợ đọng văn bản.

Đọc thêm

Tự hào chặng đường 70 năm tiên phong trong công tác xây dựng Đảng Tin tức

Tự hào chặng đường 70 năm tiên phong trong công tác xây dựng Đảng

TTTĐ - Chiều 7/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ khối (10/10/1954 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Gắn biển 16 công trình "Dân vận khéo” tiêu biểu Tin tức

Gắn biển 16 công trình "Dân vận khéo” tiêu biểu

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã quyết định công nhận và tổ chức gắn biển đối với 16 công trình “Dân vận khéo”.
Hà Nội đang bừng sáng với tư thế mới, sức sống mới Tin tức

Hà Nội đang bừng sáng với tư thế mới, sức sống mới

TTTĐ - Sáng nay (7/10), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
Hà Nội ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển Tin tức

Hà Nội ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển

TTTĐ - Nhiều ý kiến khẳng định, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội sẽ ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển và là một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, của cả nước. Hà Nội chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục giữ vị thế là cực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả miền Bắc.
Trao quyền chủ động, sáng tạo - bước ngoặt bứt phá cho Hà Nội Thời sự

Trao quyền chủ động, sáng tạo - bước ngoặt bứt phá cho Hà Nội

TTTĐ - Cách tiếp cận “xin cải cách thể chế”, “xin thêm quyền chủ động - sáng tạo” sẽ giúp Hà Nội mở rộng không gian đổi mới và cơ hội phát triển đúng theo tinh thần của thời đại mới.
Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước Tin tức

Đi trước, đi đầu trong chiến lược phát triển của đất nước

TTTĐ - Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội Tin tức

Sông Hồng là trung tâm của mọi sáng tạo Hà Nội

TTTĐ - GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh, sông Hồng là điều kiện tiên quyết, là trung tâm của mọi hoạt động mưu sinh, trung tâm của mọi sáng tạo văn hóa của người Hà Nội.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội kết nối toàn cầu

TTTĐ - Phát triển Thủ đô Hà Nội là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội. Tầm nhìn mới của Thủ đô sẽ góp phần hiện thực hoá tầm nhìn phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới
Tập trung phân tích, dự báo để đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm Tin tức

Tập trung phân tích, dự báo để đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

TTTĐ - Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương.
Làm rõ các định hướng, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội Tin tức

Làm rõ các định hướng, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Sáng 7/10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
Xem thêm