Tag

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản

Kinh tế 22/04/2020 11:06
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 541/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản

Quy hoạch xây dựng phương án tổ chức không gian khai thác thuỷ sản phù hợp từng vùng biển...

Bài liên quan

Lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội vì sự tiến bộ và công bằng

Thêm một khu công nghiệp hàng trăm hecta được đưa vào quy hoạch tại Long An

Hà Nội: Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước phù hợp với quy hoạch và quy chuẩn môi trường

Lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ khẩn cấp nhu cầu nước sinh hoạt cho bà con Cà Mau

Tổ công tác thi hành Luật Quy hoạch thay thành viên mới

Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch: Mục tiêu chung bảo đảm hiệu quả hoạt động khai thác, gắn với bảo vệ, bảo tồn, phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Về mục tiêu cụ thể, quy hoạch xây dựng được bộ chỉ tiêu, chỉ số cụ thể về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050); xây dựng được phương án tổ chức không gian khai thác thuỷ sản phù hợp từng vùng biển, từng khu vực biển, gắn với số lượng tàu cá hoạt động theo nghề, chiều dài, đối tượng khai thác cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050).

Quy hoạch hướng tới xây dựng được phương án bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng sinh thái và vùng biển cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050). Quy hoạch được hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên phạm vi toàn quốc cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050).

Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Việc lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản phải đáp ứng các nội dung cơ bản. Trong đó có điều tra, khảo sát bổ sung dữ liệu chuyên sâu phục vụ lập quy hoạch. Cụ thể, nội dung điều tra, khảo sát về kinh tế xã hội nghề cá (bao gồm cả hoạt động khai thác thủy sản và công tác quản lý nghề cá); xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ và đối tượng bảo tồn tại khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển; xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu ở vùng biển; xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng nội địa.

Về phạm vi điều tra, khảo sát, với vùng biển, điều tra khảo sát bổ sung tại 11 khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển bao gồm: Quần đảo Long Châu (Hải Phòng), Hòn Ngư - Đảo Mắt (Nghệ An); rạn ngầm lân cận Hòn La - Đảo Yến (Quảng Bình); bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng); xã đảo Tam Hải (Quảng Nam); Vũng Rô và vùng rạn lân cận (Phú Yên); Cù Lao Xanh (Bình Định); quần đảo Hòn Khoai (Cà Mau); đảo Hòn Sơn, xã Lại Sơn (Kiên Giang); Hòn Mê (Thanh Hóa); Phú Quý (Bình Thuận).

Đồng thời, điều tra khảo sát bổ sung tại 35 khu vực ven biển là nơi tập trung sinh sống của các loài thủy sản còn non, có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Với vùng nội địa, đơn vị lập quy hoạch hướng điều tra khảo sát bổ sung thông tin tại các khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống tại các thủy vực, bao gồm: sông Đà, sông Gâm, sông Lô, sông Thái Bình, sông Rạng, sông Văn Úc, sông Mã, sông Krong Ana, hồ Yaly; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; hiện trạng quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;...

Trong quy hoạch chú trọng phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; hiện trạng quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Hiện trạng kết quả điều tra, khảo sát; trữ lượng, phân bố và khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản; hiện trạng các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản đã được lưu trữ giống, gen và đã sản xuất được giống thương phẩm; hiện trạng sản xuất, khai thác thủy sản, gồm phương tiện, sản lượng khai thác thủy sản, tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ; hệ thống tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy hoạch xây dựng định hướng phát triển theo giai đoạn 2021 - 2030 và 2031 - 2050; luận chứng xây dựng phương án phát triển và lựa chọn phương án ưu tiên phát triển; xác định khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản;

Đơn vị quy hoạch cần phân vùng khai thác thủy sản; đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác thủy sản; định hướng sử dụng đất, mặt nước cho việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thuỷ sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập Quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đọc thêm

Năm thứ 3 liên tiếp, PVcomBank nhận vinh danh “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất” Doanh nghiệp

Năm thứ 3 liên tiếp, PVcomBank nhận vinh danh “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất”

TTTĐ - Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) là “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất” (Digital Transformation of the Year - Vietnam) năm thứ 3 liên tiếp.
Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi) Doanh nghiệp

Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề; trong đó đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam? Kinh tế

Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam?

TTTĐ - Trong báo cáo kết quả kinh doanh công bố đầu tháng 4/2024, Prudential Việt Nam cho thấy số liệu chi trả bồi thường bảo hiểm năm 2023 là 1.900 tỷ đồng với 179.000 trường hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn Doanh nghiệp

Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn

TTTĐ - Sáng 5/7, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Kết quả 6 tháng đầu năm tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hải Phòng đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng 34,77% so với cùng kỳ, bằng 62,15% dự toán Trung ương giao và bằng 56,96% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao.
Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề Doanh nghiệp

Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề

TTTĐ - Ngày 5/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 Doanh nghiệp

BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 với ưu thế “tăng hiệu suất gia công, trong, cứng, bền với nhiệt độ và thẩm mỹ cao”.
"Quẩy hết mình, gặt ngàn deal khủng" tại Vincom Red Sale 2024 Thị trường - Tài chính

"Quẩy hết mình, gặt ngàn deal khủng" tại Vincom Red Sale 2024

TTTĐ - Khởi động mùa hè rực rỡ với nhu cầu mua sắm tăng mạnh, từ nay đến hết ngày 7/7/2024, hệ thống 86 trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc khoác lên mình sắc đỏ rực rỡ của sự kiện Vincom Red Sale - Lễ hội Mua sắm Đỏ 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên Doanh nghiệp

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên

TTTĐ - Những năm qua, Đảng ủy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng và người lao động (NLĐ).
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Nông thôn mới

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân

TTTĐ - Thành phố Hà Nội ưu tiên tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xem thêm