Tag
Mục tiêu của ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030

Phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về khí tượng, thủy văn, hải văn

Môi trường 23/03/2021 08:43
aa
TTTĐ - Mục tiêu của ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030 sẽ phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về khí tượng, thủy văn, hải văn theo hướng tăng dầy mật độ các trạm tự động lên 70% so với số lượng hiện có; Ưu tiên phát triển tại các khu vực thường xuyên có nguy cơ xảy ra các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán và xâm nhập mặn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quan trắc môi trường Tầm quan trọng của quan trắc môi trường với doanh nghiệp hiện nay Hà Nội dẫn đầu cả nước về thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường Yên Bái đưa hệ thống quan trắc tự động vào hoạt động

Tầm quan trọng của đại dương đối với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu

Đại dương bao phủ 70% bề mặt trái đất, là nhân tố chính của sự thay đổi về thời tiết và khí hậu trên thế giới, đóng một vai trò trung tâm trong biến đổi khí hậu. Đại dương cũng là nhân tổ chính của nền kinh tế toàn cầu.

Với chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 “Đại dương - thời tiết và khí hậu của chúng ta”, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) muốn nhấn mạnh việc kết nối đại dương, thời tiết và khí hậu trong hệ thống trái đất. Đồng thời, WMO cũng đánh dấu sự khởi động của Thập kỷ Khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc (2021 - 2030). Thập kỷ khuyến khích nỗ lực thu thập khoa học đại dương - thông qua các ý tưởng sáng tạo và chuyển đổi - làm cơ sở thông tin để hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về khí tượng, thủy văn, hải văn
Ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng Thủy văn

Theo ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng Thủy văn, có 6 vấn đề chính được đề cập đến trong chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới năm nay. Thứ nhất, đại dương tác động thế nào đến khí hậu và thời tiết. Theo các báo cáo, hơn 90% nhiệt lượng bị giữ lại trên trái đất do phát thải khí nhà kính của con người được lưu trữ trong đại dương, chỉ có khoảng 2,3% nhiệt lượng có tác dụng làm ấm bầu khí quyển, trong khi phần còn lại làm trái đất ấm lên và gia tăng biến đổi khí hậu.

Nguồn năng lượng khổng lồ mà đại dương hấp thụ được có thể tạo ra những cơn bão mạnh và có sức hủy diệt lớn cùng với các hiện tượng cực đoan như lốc xoáy. Vì vây, các cơ quan dự báo thời tiết thường kết hợp các dữ liệu quan trắc đại dương và các kiến thức về quá trình tương tác giữa đại dương và khí quyển để dự báo sự thay đổi về thời tiết và khí hậu.

Thứ hai, đảm bảo an toàn trên biển và đất liền. Nước biển dâng có thể tác động tới nguồn cung cấp nước ngọt, gây gia tăng các tác động của bão, ngập lụt tới các vùng ven biển, gây ảnh hưởng đến các phương pháp dự báo. Những vấn đề này cần được quan tâm thỏa đáng trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản trên biển cũng như quản lý vùng ven biển.

Thứ ba, quan trắc đại dương. Để hiểu rõ hơn về đại dương và những ảnh hưởng của nó đối với khí hậu và thời tiết, chúng ta cần sử dụng các công nghệ có khả năng giám sát đại dương một cách có hệ thống. Hiện tại, WMO đã và đang sử dụng Hệ thống Quan trắc đại dương toàn cầu (GOOS). Đây là hệ thống bao gồm mạng lưới phao trôi, tàu và các quan trắc khác để theo dõi tình trạng hiện tại của đại dương và theo dõi cách đại dương ấm lên và thay đổi như thế nào. Mặc dù khoa học công nghệ đã phát triển và có nhiều tiến bộ nhưng phần lớn đại dương vẫn chưa được kiểm tra và theo dõi sát sao.

Phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về khí tượng, thủy văn, hải văn
Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ liên quan đến hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, năng lực tính toán...

Thứ tư, dự báo thay đổi khí hậu. Với việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những sự thay đổi của khí hậu và thời tiết. Các Trung tâm Khí hậu khu vực của WMO và Diễn đàn Nhận định khí hậu khu vực sử dụng kiến thức này để đưa ra các dự báo khí hậu theo mùa.

Thứ năm, đại dương và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đại dương cũng rất cần thiết, giúp con người hiểu rõ hơn về sự thay đổi khí hậu do con người gây ra. Đại dương tích trữ phần lớn nhiệt đang bị giữ lại bởi hiệu ứng nhà kính và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên trái đất. Đại dương cũng hấp thụ CO2 do các hoạt động của con người thải ra, làm tính axit trong nước biển ngày một tăng, gây tổn hại đến các rạn san hô và các sinh vật biển.

Thứ sáu, mục tiêu phát triển bền vững và các sáng kiến khác. WMO cam kết đóng góp vào Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển bền vững của Liên hợp quốc với nhiều hoạt động quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu vì một đại dương an toàn và minh bạch trong thông tin gửi đến các phương tiện truyền thông trong Thập kỷ tới. WMO cũng là tổ chức đề cử được chỉ định cho Giải thưởng Sáng kiến Trái đất (2021 - 2030), nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức môi trường cấp bách, bao gồm đại dương và khí hậu.

Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Có thể coi khí hậu là trạng thái thiết lập sự tổng hòa của toàn bộ các hệ thống thành phần khác nhau trên trái đất gồm khí quyển, thủy quyển, băng quyển, sinh quyển, lớp bề mặt đất và gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Do đó, tác động qua lại của khí quyển lên đại dương và ngược lại cần thiết phải xem xét tổng thể nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn tới xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đã cho thấy, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên đã làm thay đổi hoàn lưu khí quyển, đại dương dẫn tới các hiện tượng thời tiết cực đoan trên biển và đất liền. Tại Việt Nam, kỷ lục về gió mạnh trên biển, sóng lớn, triều cường đã được xác lập trong năm 2020.

Phát triển đồng bộ mạng lưới trạm tự động quan trắc về khí tượng, thủy văn, hải văn
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Trên đất liền, sự thay đổi của hoàn lưu khí quyển, đại dương cũng đã dẫn tới những biến đổi bất thường của thời tiết với nhiều kỷ lục cực trị về nhiệt độ, lượng mưa và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã được ghi nhận trong những năm gần đây; Trong đó phải nhắc tới những đợt mưa lớn và kéo dài kèm theo lũ lớn, sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và 11/2020.

Chính vì vậy, để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, trong thời gian qua, ngành KTTV đã triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ liên quan đến hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, năng lực tính toán, công nghệ dự báo, nguồn nhân lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, đối với hệ thống quan trắc, ngành KTTV đã triển khai nhiều dự án nhằm tăng cường năng lực quan trắc và truyền tin KTTV; Đã xây dựng trạm ra đa thời tiết hiện đại mới tại Phù Liễn (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Pha Đin (Lai Châu). Toàn bộ hệ thống ra đa thời tiết trong vài năm tới sẽ hoàn thành việc nâng cấp, bổ sung, có thể phủ sóng toàn bộ đất liền và các vùng biển ven bờ, khu vực biển quần đảo Trường Sa và Phú Quốc cho phép giám sát hoạt động của bão, cảnh báo sớm mưa lớn và phát hiện sớm dông sét.

“Với công tác thông tin dữ liệu, chúng ta đã từng bước nâng cấp mạng thông tin khí tượng toàn cầu của. Đồng thời triển các kênh trao đổi quốc tế về thông tin KTTV. Những thông tin dự báo KTTV được cung cấp đến các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai ở Trung ương và địa phương một cách nhanh chóng bằng hệ thống truyền tin đa phương tiện, hoàn chỉnh.

Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ hoàn thiện trang thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm Dữ liệu Data Center (DC) tại Hà Nội và đầu tư xây dựng DC mới tại TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó, sẽ xây dựng mạng dùng riêng cho lĩnh vực KTTV; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truyền dẫn thế hệ mới trong thu nhận, truyền phát thông tin KTTV...

Từng bước nâng cao công nghệ dự báo. Hiện chúng tôi đã triển khai nghiên cứu ứng dụng nhiều mô hình số trị hiện đại trong dự báo khí tượng, thủy văn và hải văn (dự báo thời tiết, lũ và ngập lụt cho các lưu vực sông khác nhau; xâm nhập mặn; Dòng chảy, thủy triều, sóng và nước dâng trong bão), khai thác các nguồn số liệu từ vệ tinh, từ các trung tâm dự báo uy tín trên thế giới như của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Đi cùng với công nghệ là tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Những năm qua, ngành KTTV đã chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quan trắc, dự báo và thông tin KTTV với nhiều khóa đào tạo dài và ngắn hạn ở trong nước cũng như tại nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Na Uy... Nhiều cán bộ, viên chức của ngành đã theo học các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài và trở lại làm việc sau khi hoàn thành khóa học”, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng Thủy văn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bão Yinxing có khả năng đổi hướng Môi trường

Bão Yinxing có khả năng đổi hướng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Yinxing có khả năng đổi hướng. Hồi 19 giờ ngày 6/11, vị trí tâm bão khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 124,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/giờ.
Đà Nẵng: Nhiều hộ dân vùng ngập sâu phải di dời khẩn cấp Xã hội

Đà Nẵng: Nhiều hộ dân vùng ngập sâu phải di dời khẩn cấp

TTTĐ - Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường TP Đà Nẵng ngập sâu, nhiều đoạn tuyến bị rào chắn, ô tô chết máy nằm la liệt. Để đảm bảo an toàn cho người dân tại vùng nguy hiểm, lực lượng chức năng các địa phương đã chủ động triển khai di dời khẩn cấp.
Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều khu vực bị ngập úng Môi trường

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều khu vực bị ngập úng

TTTĐ - Mưa lớn kéo dài từ đêm 4 đến sáng 5/11 đã khiến nhiều khu vực tại các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập úng kéo dài.
Lâm Đồng: Di dời 20 nhân khẩu khỏi khu vực nguy cơ sạt lở Môi trường

Lâm Đồng: Di dời 20 nhân khẩu khỏi khu vực nguy cơ sạt lở

TTTĐ - UBND xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân với hơn 20 nhân khẩu, gần khu vực có nguy cơ sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Bắc Bộ trời lạnh, miền Trung mưa lớn có thể kéo dài Môi trường

Bắc Bộ trời lạnh, miền Trung mưa lớn có thể kéo dài

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Tăng cường đào tạo, tập huấn về phòng chống thiên tai Môi trường

Tăng cường đào tạo, tập huấn về phòng chống thiên tai

TTTĐ - Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, nguồn nhân lực thực hiện phòng chống thiên tai (PCTT) tại Việt Nam còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.
Bắc Bộ đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống 15 độ C Môi trường

Bắc Bộ đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống 15 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/11, khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì tình trạng trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi có nơi trời rét với nhiệt độ dưới 17 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa to, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chuẩn bị chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ chuẩn bị chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/11, Bắc Bộ tiếp tục duy trì tình trạng lạnh về đêm và sáng sớm. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/11, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh về đêm và sáng sớm.
Doanh nghiệp thành lập hơn 2 tháng trúng đấu giá 3 mỏ đất Xã hội

Doanh nghiệp thành lập hơn 2 tháng trúng đấu giá 3 mỏ đất

TTTĐ - Mới thành lập được hơn 2 tháng, một công ty ở TP Đà Nẵng đã được công nhận trúng đấu giá đến 3 mỏ đất tại tỉnh Bình Định.
Xem thêm