Tag

Phát triển đội ngũ lãnh đạo nữ và nâng cao tính đa dạng trong giáo dục bậc cao

Giáo dục 05/03/2021 21:07
aa
TTTĐ - Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động tại Việt Nam năm 2019 ở mức cao 72,7% song số phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo vẫn còn thấp. Nghiên cứu viên từ Đại học RMIT đã đưa ra những nhận định cụ thể về tình hình hiện tại trong giáo dục bậc cao.
Chồng nấu món gì để đãi vợ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3? CEO Mai Kiều Liên - Nữ doanh nhân nâng tầm sữa Việt Hoàng Rapper: “Đàn ông cảm thấy mệt mỏi khi lúc nào phụ nữ cũng nhõng nhẽo, yếu đuối” Tặng vợ món quà gì ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Thị trường quà tặng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang “nóng” từng ngày Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 nên tặng mẹ quà gì?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rào cản tiến tới vị trí lãnh đạo đối với phụ nữ trong giáo dục bậc cao

Giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari vừa thực hiện nghiên cứu xác định những rào cản và yếu tố thúc đẩy chính mà lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao tại Việt Nam đã và đang trải qua. Các lãnh đạo nữ gặp phải các rào cản từ mặt chuyên môn đến đời sống cá nhân.

“Dù sống trong thời hiện đại, phụ nữ Việt Nam vẫn phải chu toàn trách nhiệm với gia đình do ảnh hưởng của Nho giáo. Chính vì vậy mà họ khó lòng giữ được cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, Tiến sĩ Maheshwari chia sẻ.

Thách thức này còn hiển hiện rõ hơn trong giáo dục bậc cao so với các ngành khác vì lãnh đạo nữ phải hoàn tất khối lượng công việc thuộc bốn lĩnh vực khác nhau gồm giảng dạy, giám sát, quản lý và nghiên cứu, trong đó nghiên cứu nói riêng được coi là hướng quan trọng để thăng tiến trong sự nghiệp.

Bà giải thích thêm rằng: “Với phụ nữ, đảm nhận vai trò lãnh đạo cũng đồng nghĩa với việc buộc phải tham gia các cuộc hội họp, bên cạnh khối lượng công việc và trách nhiệm giải trình, trong khi về nhà vẫn phải chăm lo gia đình và con cái.

Phụ nữ tiếp tục phải đối mặt với rào cản vì những lý do cá nhân nên họ không muốn làm lãnh đạo vì thiếu tự tin và sợ hy sinh thời gian dành cho gia đình”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Động lực thúc đẩy lãnh đạo nữ trong giáo dục bậc cao tại Việt Nam

Dù gặp nhiều rào cản, lãnh đạo nữ cũng nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình phát triển sự nghiệp. Hỗ trợ từ cố vấn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của lãnh đạo nữ thuộc giáo dục bậc cao.

Tiến sĩ Maheshwari chia sẻ: “Hỗ trợ và động viên từ cố vấn và quản lý trực tiếp có thể khích lệ phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp. Phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với cố vấn nữ do lãnh đạo nữ thường có phong cách quản lý gần gũi và điều này có thể giúp mang lại môi trường làm việc tương hỗ tốt hơn.

Ngoài trình độ và năng lực cá nhân, hỗ trợ mạnh mẽ từ phía gia đình hoặc người thân cũng sẽ giúp đỡ phụ nữ, và đây được coi là yếu tố mang tính quyết định để họ đảm đương vai trò lãnh đạo”.

Bà còn gợi ý một yếu tố thúc đẩy khác là “thay đổi tư duy của nhà tuyển dụng đối với lãnh đạo nữ, cũng như thái độ cởi mở của đồng nghiệp nam trẻ tuổi, thể hiện sự chấp nhận đối với lãnh đạo nữ”.

Tiến sĩ Maheshwari cho biết các cơ sở giáo dục bậc cao tại Việt Nam có thể sử dụng những kết quả từ công trình nghiên cứu của bà để xây dựng các khung chính sách và chương trình nhằm hỗ trợ tạo ra môi trường làm việc đa dạng hơn.

Nghiên cứu “Lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao ở Việt Nam: Nghiên cứu khám phá những rào cản và các yếu tố thúc đẩy nâng cao nghề nghiệp” của Tiến sĩ Greeni Maheshwari đã chỉ ra những rào cản và yếu tố thúc đẩy chính mà lãnh đạo nữ trong các cơ
Nghiên cứu “Lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao ở Việt Nam: Nghiên cứu khám phá những rào cản và các yếu tố thúc đẩy nâng cao nghề nghiệp” của Tiến sĩ Greeni Maheshwari đã chỉ ra những rào cản và yếu tố thúc đẩy chính mà lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã và đang trải qua

“Việc bao hàm các lãnh đạo nữ sẽ rất hữu ích giúp đẩy mạnh đa dạng dàn lãnh đạo trong một tổ chức và điều này sẽ giúp cải thiện năng suất hơn nữa cho tổ chức đó”, bà chia sẻ.

Là một học giả đã và đang nghiên cứu trong lĩnh vực lãnh đạo nữ, Tiến sĩ Maheshwari tin rằng một số giải pháp hỗ trợ sau đây có thể đưa vào thực hiện để giúp lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao: Thiết lập các chính sách mới, trong đó có việc giảm khối lượng công việc ở một số lĩnh vực như nghiên cứu, giám sát, giảng dạy và quản lý để giúp lãnh đạo nữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống; Sắp xếp các sự kiện giao lưu kết nối trong giờ làm việc có thể có lợi cho phụ nữ vì họ không cảm thấy phải hy sinh thời gian dành cho gia đình sau giờ làm việc; Giới thiệu các cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể hỗ trợ phụ nữ tìm thấy hoài bão công việc và cá nhân (Điều này có thể giúp họ nâng cao sự tự tin khi đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong tương lai); Xây dựng văn hóa làm việc tương hỗ nơi lãnh đạo nữ nhận được sự tôn trọng. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được bao hàm.

Nghiên cứu Lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao ở Việt Nam: Nghiên cứu khám phá những rào cản và yếu tố thúc đẩy nâng cao nghề nghiệp của Tiến sĩ Maheshwari đã được công bố trên tạp chí Quản lý giáo dục và Lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu có thể là bước đệm để Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 5 của Liên hợp quốc về bình đẳng giới.

Tin liên quan

Đọc thêm

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Trường học “khoe” áo mới dịp 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, 2.913 trường học.
Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ Giáo dục

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc chung tay chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngành giáo dục huyện Thanh Trì đã tổ chức hội thu, ủng hộ vật chất để trao gửi yêu thương tới học sinh vùng thiệt hại do bão lũ
Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Giáo dục

Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 8/11, trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Khoa tiếng Bồ Đào Nha.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Xem thêm