Tag

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

Công nghệ số 19/04/2025 09:16
aa
TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Hà Nội xác định mục tiêu dài hạn trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, phát triển công nghệ số Hà Nội thể hiện vai trò đầu tàu trong phát triển công nghệ số

Ngày 18/4, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp cùng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (CELG) - Đại học Kinh tế TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình”.

Hội thảo thu hút hơn 200 bài tham luận từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước; trong đó hơn 60 bài đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, kiến tạo và thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng.

Cần thiết kế khung khổ pháp lý theo hướng linh hoạt

Tại phiên toàn thể đại diện Văn phòng Chính phủ, bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, khẳng định nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ các rào cản thể chế thông qua Nghị định 88/2025/NĐ-CP, mới được ban hành nhằm hướng dẫn triển khai Nghị quyết 193 của Quốc hội.

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn
Bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật chia sẻ tại hội thảo

Theo bà Hạnh, nhà nước cần thiết kế khung khổ pháp lý theo hướng linh hoạt, thử nghiệm có kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh và phức tạp như hiện nay. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực tư nhân, đặc biệt là trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ, cũng là định hướng được Chính phủ chú trọng trong giai đoạn tới.

Trong báo cáo phân tích hệ sinh thái AI tại Việt Nam và đề xuất khung chính sách phát triển và quản trị rủi ro, bà Nguyễn Lan Phương, đại diện IPS cho biết, hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam gồm 5 trụ cột chính: Hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, tài chính, thị trường và chính sách.

“Mặc dù Việt Nam có lợi thế về lực lượng kỹ sư công nghệ, thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và hệ sinh thái khởi nghiệp khá sôi động nhưng vẫn tồn tại khoảng cách lớn về hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, mô hình AI, dữ liệu, các quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành liên quan”, đại diện IPS chia sẻ thông tin trong báo cáo tại hội thảo.

Đại diện IPS cũng đã đưa ra 10 khuyến nghị hoàn thiện các quy định về dữ liệu, thu hút nhân lực chất lượng cao thông qua các tài trợ nghiên cứu lớn và chấp nhận rủi ro đầu tư, cơ chế định giá cho sản phẩm, dịch vụ AI sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Tái định hình quá trình “hiến pháp hóa” để thích ứng với sự thay đổi

Mang đến góc nhìn học thuật sâu sắc, PGS.TS Đỗ Minh Khôi, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TP HCM phân tích về “Chủ nghĩa hiến pháp trong kỷ nguyên số”.

Theo PGS.TS Đỗ Minh Khôi, chủ nghĩa hiến pháp hiện đại không chỉ là nền tảng của thiết kế thể chế dân chủ mà còn là hệ tư tưởng nhằm giới hạn quyền lực và bảo vệ các quyền cơ bản. Tuy nhiên, trong bối cảnh phụ thuộc và kiểm soát số, các nguyên lý của chủ nghĩa hiến pháp đang đối mặt với thách thức chưa từng có, đặc biệt là từ quyền lực tư nhân đến từ các tập đoàn công nghệ toàn cầu.

“Cần tái định hình quá trình “hiến pháp hóa” để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Điều này bao gồm việc xem xét lại cơ chế phân quyền giữa công và tư, thiết lập các tiêu chuẩn mới về trách nhiệm giải trình trong môi trường số và tăng cường cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng”, PGS.TS Đỗ Minh Khôi phát biểu tại hội thảo.

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn
Hội thảo thu hút hơn 200 bài tham luận từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện IPS thì cho rằng trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, những tham luận chất lượng tại hội thảo thường niên lần thứ ba này sẽ giúp định hình chính sách và đóng góp vào một trật tự công nghệ tiến bộ, công bằng và có nền tảng tri thức vững chắc giống như những kết quả của 2 năm trước đó.

"Năm đầu tiên, một trong những khuyến nghị quan trọng tại hội thảo là Việt Nam cần phải có một luật chính thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đến nay, Bộ Công an đã dự thảo xong Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự kiến trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 diễn ra tháng 5 năm nay.

Năm thứ hai, hội thảo tập trung bàn các vấn đề về AI, về tài sản số. Sắp tới, chế định về tài sản số sẽ lần đầu tiên được chính thức hóa. Điều đó cho thấy, những điều chúng ta đã thảo luận có sự lan tỏa và tiếp cận rất lớn đến công chúng, doanh nghiệp và những người làm chính sách", ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ.

GS.TS Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, kỳ vọng hội thảo sẽ góp phần làm rõ vai trò kiến tạo của pháp luật và chính sách trong việc thúc đẩy công nghệ số phát triển theo hướng bền vững, sáng tạo và có trách nhiệm, từ đó chung tay xây dựng một tương lai số tiến bộ, bao trùm và nhân văn.

Hội thảo đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, kiến tạo và thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng.

Hội thảo lần này không chỉ là một hoạt động học thuật mà còn là minh chứng rõ nét cho nhu cầu đối thoại chính sách dựa trên khoa học và thực tiễn, từ đó đóng góp thiết thực vào quá trình hoạch định luật pháp, thể chế và chiến lược phát triển quốc gia trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo vì con người.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm Công nghệ số

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, công tác dân vận giải phóng mặt bằng và giải quyết các vấn đề dân sinh đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Đoàn xã đã chủ động thích ứng, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành để triển khai mô hình dân vận linh hoạt, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và ứng dụng công nghệ số, từng bước tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp về an ninh trật tự (ANTT) để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Công nghệ số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Xem thêm