Phát huy vai trò của Chủ tịch huyện trong phòng chống thiên tai
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp tại Hội nghị Chủ tịch cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2019
Bài liên quan
Hơn 1.000 đại biểu tham dự lễ phát động Tuần lễ Quốc gia Phòng chống thiên tai
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư nhân Ngày truyền thống phòng chống thiên tai
Khai mạc triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý“
Hơn 18.000 lượt người dân được tập kỹ năng thoát nạn khi có tình huống cháy, nổ
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Xét kỷ luật giáo viên đánh học sinh
Nhận định về tình hình thiên tai trong năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trong năm 2018 vừa qua, nước ta xuất hiện 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét, 15 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất lớn, 9 đợt gió mạnh trên biển, 4 đợt rét đậm, rét hại, 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh và 30 đợt mưa lớn trên diện rộng. Tình hình thiên tai, thời tiết cực đoan cũng cướp đi sinh mạng của 80.000 người trên thế giới và thiệt hại về vật chất lên tới 300 tỷ USD.
“Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng gia tăng do tính bất thường và trái quy luật, cường độ cũng ngày càng tăng, phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng hơn và diễn ra ở hầu hết các mùa trong năm. Bên cạnh đó, quy mô về dân số và giá trị nền kinh tế ở nước ta ngày càng lớn dẫn đến nguy cơ rủi ro trước thiên tai ngày càng nhiều hơn và khó lường. Trung bình hằng năm ở nước ta, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 300 người và thiệt hại về kinh tế từ 1 tới 1,5 GDP. Ngoài ra còn làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, gây ô nhiễm môi trường sống và nhiều hệ lụy khác mà phải thời gian rất dài sau thiên tai chúng ta mới có thể giải quyết được”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Để đối phó với thiên tai, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền các địa phương cùng toàn thể nhân dân đã tham gia rất tích cực. Trong đó vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện là rất lớn, nội dung này đã được luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai.
Theo đó, vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện không chỉ thể hiện trong công tác ứng phó với thiên tai, mà còn trong cả giai đoạn phòng ngừa và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Cụ thể, Chủ tịch UBND các huyện phải rà soát các hoạt động như kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp Huyện, phân công, phân nhiệm cho các thành viên. Cùng với đó, Chủ tịch UBND cấp huyện phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của người dân, kiểm tra, giám sát, kiểm soát an toàn các công trình phòng, chống thiên tai và cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai. Trọng điểm là bảo vệ an toàn cho 9.300km đê, hàng nghìn kè, cống. Trong đó 2.700 km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt với 235 trọng điểm đê điều xung yếu, xử lý 7.108 vụ vi phạm pháp luật về đê điều và ngăn chặn tình trạng tái diễn tiếp theo.
Chủ tịch UBND cấp huyện cũng có vai trò trong việc phát hiện sự cố và xử lý giờ đầu, xây dựng các kịch bản, phương án, tổ chức huy động lực lượng kịp thời ứng phó, nhanh chóng khắc phục hậu quả đảm bảo sớm ổn định đời sống sản xuất và tái thiết sau thiên tai...
Theo quy định pháp luật, UBND cấp huyện có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền trên địa bàn huyện. Trong đó có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai, quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê theo pháp luật về đê điều và pháp luật về phòng, chống thiên tai. Đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, đê điều trên địa bàn.