Tag

Phấn đấu đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới

Giáo dục 02/01/2025 21:09
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào Vinh danh 12 trường học điển hình và 519 chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục Việt Nam - Philippines Công đoàn Giáo dục Việt Nam kêu gọi ủng hộ trường học vùng bão
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục

Mục tiêu của Chiến lược nhằm phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới, chủ động tham gia và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ; chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Một mục tiêu nữa là phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Đối với giáo dục mầm non, Chiến lược đặt mục tiêu tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

Cả nước phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục được nâng cao, đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị vào học lớp 1.

100% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; phấn đấu tỷ lệ trường mầm non dân lập, tư thục đạt 30%, số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phấn đấu 60% các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2

Giáo dục phổ thông duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 75% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. 40% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. 60% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%. Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%. 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Cả nước phấn đấu số cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đạt 5% và số học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đạt 5,5%; phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%. 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học

Về giáo dục đại học, số sinh viên đại học/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên đại học trong nhóm độ tuổi 18-22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam đạt 1,5%. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.

Việc dịch chuyển cơ cấu trình độ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; tỷ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%; mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn.

Có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á. Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030

Giáo dục thường xuyên phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó, tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Ngành giáo dục triển khai mô hình thành phố học tập trên toàn quốc; có ít nhất 50% huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận danh hiệu huyện/thành phố học tập và 35% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận danh hiệu tỉnh, thành phố học tập; có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

- Hoàn thiện thể chế.

- Đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường.

- Thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục.

- Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Tăng cường hội nhập quốc tế.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học

Trong đó, Chiến lược có chính sách hỗ trợ trẻ dưới 36 tháng tuổi được vào học ở nhà trẻ, nhất là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư. Chiến lược tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học là đối tượng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; chính sách tín dụng giáo dục, học bổng, trợ cấp xã hội cho người học; chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, tạo cơ hội học tập công bằng cho mọi người.

Việt Nam phát triển hệ thống giáo dục theo hướng mở; linh hoạt, đa dạng hoá các mô hình đào tạo, chương trình giáo dục, phương thức học tập, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục để phù hợp với mọi đối tượng người học; thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực từng cá nhân người học; đẩy mạnh phương thức giáo dục tích hợp Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông,

Việt Nam tăng cường các nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn,...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh của các trường đại học Giáo dục

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh của các trường đại học

TTTĐ - Nhiều trường đại học đã đưa ra dự kiến phương án tuyển sinh cho năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới trong xét tuyển.
Trường học sinh thái truyền cảm hứng bảo vệ môi trường Giáo dục

Trường học sinh thái truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

TTTĐ - 83 trường học trên cả nước đã góp mặt tại giải thưởng "Trường học sinh thái ASEAN" do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Quỹ Vì tương lai xanh tổ chức để viết nên câu chuyện đầy sáng tạo, tâm huyết và trách nhiệm với môi trường.
Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Những trường hợp được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Năm 2025, có 2 diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, tương ứng 2 mức 0,25 và 0,5 điểm.
Công thức xét điểm tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thay đổi ra sao? Giáo dục

Công thức xét điểm tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thay đổi ra sao?

TTTĐ - Từ năm 2025, thay vì chỉ dùng điểm học bạ lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dùng điểm học bạ của cả ba năm học cấp THPT để xét tốt nghiệp.
10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 Giáo dục

10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa thông tin về 10 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024.
Trao giải cuộc thi vẽ tranh Ngôi trường xanh Giáo dục

Trao giải cuộc thi vẽ tranh Ngôi trường xanh

TTTĐ - 150 học sinh đoạt giải cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”.
Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học quốc tế Giáo dục

Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học quốc tế

TTTĐ - Sáng 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chương trình gặp mặt - tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc tế năm 2024.
130 học sinh “Rung chuông vàng” tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản Giáo dục

130 học sinh “Rung chuông vàng” tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản

TTTĐ - 130 học sinh của 13 trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã tham gia hội thi Rung chuông vàng với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên”.
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, sử dụng sách giáo khoa Giáo dục

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, sử dụng sách giáo khoa

TTTĐ - Để bạn đọc có góc nhìn đa chiều và chính xác về công tác biên soạn, tổ chức tập huấn và phát hành sách giáo khoa phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Báo Hànộimới tổ chức cuộc tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy”.
Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục Giáo dục

Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục

TTTĐ - Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành những yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học. Sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình mà còn mở ra cơ hội cải thiện chất lượng giáo dục, mang lại lợi ích lớn cho cả sinh viên và các trường đại học.
Xem thêm