Tag

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU

Môi trường 25/03/2025 18:00
aa
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản.
Công tác chống vi phạm IUU phải được thực hiện kiên định, quyết liệt, nhất quán Sẽ thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVIPA và ủng hộ gỡ bỏ thẻ vàng IUU với Việt Nam Kỷ luật nghiêm các lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việc thực hiện quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) giúp công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ, hải sản bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việc thực hiện quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) giúp công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ, hải sản bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thời gian qua, việc thực hiện quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác thuỷ sản đã gây khó khăn, bất cập cho ngư dân, doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu. Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Thuỷ sản Việt Nam đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế của người dân, doanh nghiệp.

Trong khi đó, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu và khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, vận chuyển khi có những sản phẩm cần dùng cả nguyên liệu trong nước lẫn nhập khẩu, hoặc trong cùng một container vận chuyển có cả nguyên liệu trong nước và nhập khẩu về chế biến rồi xuất khẩu.

Đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, việc áp dụng hai quy định về kích cỡ tối thiểu, trộn lẫn nguyên liệu đã từng phần đáp ứng yêu cầu, khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC) tiến tới gỡ "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, do hầu hết ngư dân vẫn chưa kịp thích nghi, thay đổi phương thức, ngư cụ khai thác phù hợp với quy định mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định mới cho ngư dân, doanh nghiệp liên quan còn hạn chế, chưa kịp thời.

Vì vậy, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo kiến nghị của ngư dân, hiệp hội doanh nghiệp thuỷ sản về kích thước tối thiểu được phép khai thác thuỷ sản và trộn lẫn nguyên liệu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của các nhà mạng trong trường hợp xảy ra mất kết nối VMS do khách quan, bất khả kháng nhưng gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của các nhà mạng trong trường hợp xảy ra mất kết nối VMS do khách quan, bất khả kháng nhưng gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nhà mạng phải có trách nhiệm khi xảy ra mất kết nối VMS

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việc thực hiện quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) giúp công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ, hải sản bền vững. Vì vậy, dự thảo Nghị định cần phải có thêm các quy định, giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, "bằng cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp, căn cơ, thuận theo tự nhiên, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Nhà nước".

Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bình Định cho rằng để gỡ "thẻ vàng" IUU thì nhiệm vụ cấp thiết, trước mắt là phải quản lý bằng được đội tàu cá, nhất là phương tiện hoạt động khai thác vùng khơi.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều vụ việc khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài thuộc về nhóm tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép), hoặc những tàu cá đã hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép khai thác, thậm chí có cả tàu cá đã xoá đăng ký. Các địa phương đều gặp nhiều khó khăn để xác minh, xử lý chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân và phương tiện vi phạm.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ kiến nghị những tàu cá hoạt động dài ngày trên biển mà hết hạn đăng kiểm, giấy phép khai thác khi lực lượng chức năng phát hiện phải có giải pháp áp tải, đưa về bờ xử lý ngay không chờ tàu về bờ. Đối với trường hợp không tìm ra tàu, chủ tàu vi phạm để xử lý nhưng vẫn có hồ sơ quản lý thì cơ quan quản lý thực hiện xoá đăng ký ngay trong vòng 1 tháng thay vì 1 năm như quy định hiện hành; xoá số đăng ký ngay những tàu cá đã được lực lượng chức xác nhận đã bị chìm, không thể dắt, kéo về bờ.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ ngư dân lắp đặt thiết bị VMS trên các tàu cá dài từ 12-15 m (vốn không thuộc quy định phải lắp đặt); quyết liệt xử lý tàu cá không vào bến/cảng cá, mất kết nối VMS.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Về phản ánh, kiến nghị của địa phương đối với hoạt động của thiết bị VMS, đại diện các nhà mạng cung cấp thiết bị VMS, dịch vụ tín hiệu vệ tinh đã báo cáo về quy trình phân loại, xử lý các tình huống hư hỏng, không hoạt động, mất kết nối không phải do hành vi cố ý của ngư dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của các nhà mạng trong trường hợp xảy ra mất kết nối VMS do khách quan, bất khả kháng nhưng gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân khi tàu cá phải quay lại bờ để khắc phục sự cố.

"Chúng ta phải giải quyết bài toán duy trì hoạt động của thiết bị VMS. Các nhà mạng cần nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, có công cụ xác định đúng nguyên nhân khi thiết bị VMS không hoạt động, mất kết nối là do lỗi ngư dân, lỗi kỹ thuật hay lỗi bất khả kháng, chỉ rõ trách nhiệm của ai, bồi thường như thế nào nếu xảy ra thiệt hại kinh tế của ngư dân", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.

Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Quản lý nguồn gốc hải sản khai thác theo chuỗi khép kín

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu tối đa những vấn đề, ý kiến được các địa phương, doanh nghiệp nêu ra.

Việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản phải có tầm nhìn xa hơn, căn cơ hơn, tập trung giải quyết dứt điểm một số vấn đề mấu chốt để gỡ "thẻ vàng" IUU như: Quản lý hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản bền vững theo ngư trường, mùa sinh sản; tập trung xoá bỏ hoàn toàn tàu "3 không"; rà soát các quy định, điều kiện để các cảng cá tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tiếp nhận tàu cá, xác nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác…

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng cũng đề nghị đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính đối với tàu cá cập cảng trên cơ sở dữ liệu giám sát hành trình, nhật ký điện tử, "đúng hành trình, đúng thời gian, đúng khối lượng khai thác đã báo cáo thì được chuyển ngay sang "luồng xanh", tự động xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác theo quy trình hậu kiểm". Đối với các tàu đánh bắt dài ngày sử dụng tàu hậu cần nghề cá cũng cần có biện pháp quản lý linh hoạt, không cứng nhắc để xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác đưa từ tàu hậu cần lên bờ.

"Thông tin, dữ liệu về hoạt động của tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, đơn vị thu mua, cơ sở/doanh nghiệp chế biến... phải được quản lý theo chuỗi khép kín bảo đảm nguồn gốc hải sản khai thác", Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm thiết bị VMS hoạt động an toàn, liên tục; thể chế hoá quyền lợi, trách nhiệm của các nhà mạng khi xảy ra hư hỏng, mất kết nối không do lỗi của ngư dân.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phạt hơn 300 triệu đồng đối với Công ty Posco VST Nhịp sống phương Nam

Phạt hơn 300 triệu đồng đối với Công ty Posco VST

TTTĐ - Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Công ty TNHH Posco VST bị tỉnh Đồng Nai phạt 320 triệu đồng.
Vi phạm về môi trường, Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery bị phạt Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery bị phạt

TTTĐ - Công ty TNHH Hyosung Vina Industrial Machinery vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 320 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về môi trường.
Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh Môi trường

Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh

TTTĐ - Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi sử dụng phương tiện xanh, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần bảo vệ môi trường.
Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt Môi trường

Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang có Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn về hành vi “Khai thác khoáng sản (cát sông) vượt quá độ sâu cho phép từ 2 mét đến dưới 5 mét", tại 3 khu mỏ trên địa bàn tỉnh.
Bắc Bộ duy trì tình trạng rét Môi trường

Bắc Bộ duy trì tình trạng rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì tình trạng rét với nền nhiệt có nơi dưới 13 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.
Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt Nhịp sống phương Nam

Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhận được Tờ trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Hải Đăng.
Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW Xã hội

Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW

TTTĐ - Quảng Trị đã và đang nỗ lực để hiện thực hóa trong tương lai không xa trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước. Tỉnh dự kiến sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ, 18 dự án thủy điện, 3 dự án điện điện mặt trời, đồng thời nhập khẩu điện từ Lào với công suất 2.000 MW.
Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp Xã hội

Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp

TTTĐ - Mặc dù trên địa bàn đang được cấp phép mỏ đất hơn 700 ngàn mét khối, nhưng huyện Duy Xuyên lại khan hiếm nguồn đất san lấp cho các dự án đầu tư công.
Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công Môi trường

Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công

TTTĐ - Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 140/TB-VP kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về việc cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên sông Tô Lịch.
Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển Xã hội

Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển

TTTĐ - Với tổng mức đầu tư lên tới 982 tỷ đồng, dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An" chính thức khởi động, đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ bờ biển của địa phương này.
Xem thêm