Tag

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Nếu đủ lượng xăng dầu dự trữ sẽ chủ động “giảm sốc” cho thị trường

Thị trường - Tài chính 20/12/2022 19:10
aa
TTTĐ - Trước bối cảnh xăng dầu có nhiều biến động, việc tính toán, triển khai xây dựng các kho dự trữ phù hợp là rất cần thiết và cấp bách. Trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ Thủ đô - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, cho rằng phải xây dựng các kho để đảm bảo lượng dự trữ quốc gia, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế nói chung.
Xây dựng kho dự trữ xăng dầu là cần thiết nhưng phải tính toán phù hợp Nhiều kiến nghị về giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng dầu Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ 2023
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính

PV: Thưa PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, ông đánh giá như thế nào về thực trạng thị trường xăng dầu năm 2022?

- Năm 2022 là một năm rất độc đáo và có nhiều điểm khác biệt so với nhiều năm tôi theo dõi thị trường này. Đầu tiên là sau khi bùng phát xung đột tại Ukraina thì giá xăng dầu tăng một cách chóng mặt. Chỉ từ tháng 2 đến tháng 6 thôi, giá xăng dầu tăng khoảng 60 - 70% so với trước đó. Từ tháng 7 trở đi thì giá xăng rơi 20% rồi sau tăng 7 - 8% nữa, thể hiện sự biến động quá nhanh của thị trường, thậm chí thay đổi hàng ngày lên xuống rất nhanh. Do vậy người mua bán xăng dầu trên thị trường gặp khó khăn rất lớn.

Cái thứ 2 là lần đầu tiên giá dầu diesel cao hơn giá xăng, nó trở thành một điều mà có lẽ từ trước đến nay chưa hề xảy ra. Tất nhiên, chúng ta cũng biết lý do của nó là vì các nước Châu Âu khi không dùng được khí gas để sản xuất điện, cũng như sản xuất kinh doanh thì đồng loạt chuyển sang dùng dầu diesel, dẫn đến giá dầu diesel tăng vọt.

Việc nguồn cung xăng dầu hút mạnh vào thị trường Châu Âu dẫn đến nguồn cung xăng dầu trên thị trường thế giới thay đổi một cách rõ rệt, đặc biệt với dầu diesel, có thể nói khan hiếm trong một khoảng thời gian.

Các doanh nghiệp trong nước vì lẽ đó gánh chịu nhiều rủi ro lớn, dẫn đến việc đứt gãy nguồn cung, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Nguồn cung xăng dầu thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn
Nguồn cung xăng dầu thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn

PV: Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1030 về Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam. Theo ông, trước thực trạng nhiều biến động của thị trường xăng dầu, thiếu hụt nguồn cung, việc xây dựng sớm các kho dự trữ có cần thiết?

- Đó là một điều chúng ta cần phải làm, phải xây dựng để đảm bảo lượng xăng dầu dự trữ quốc gia, có thể đáp ứng, đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế nói chung, của doanh nghiệp sản xuất lẫn đời sống người dân ở mức an toàn tối thiểu. Đương nhiên, việc xây dựng các kho dự trữ cần được xem xét một cách phù hợp, từ đó có thể nâng mức dự trữ xăng dầu lên để đáp ứng nhu cầu dự trữ an toàn cho sản xuất kinh doanh, cho nền kinh tế quốc dân.

Tổng kho xăng dầu Phú Xuân - Nhà Bè  bị bỏ hoang sau khi xây dựng được 80%
Tổng kho xăng dầu Phú Xuân - Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) bị bỏ hoang sau khi xây dựng được 70% cầu cảng, các vật tư, thiết bị chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành kho chứa 230.000m3 (đạt 80%) thì dự án phải dừng thi công vì ảnh hưởng dịch COVID-19 và thiếu hụt nguồn vốn

PV: Việc xây dựng đủ các kho chứa xăng dầu, theo ông có giúp ổn định thị trường xăng dầu trong nước trước những biến động của thị trường thế giới?

- Cái đó là cái đương nhiên rồi. Nếu chúng ta có những kho dự trữ đủ lớn thì không những chúng ta có sự chủ động hơn trong quá trình ứng phó với những thay đổi trên thị trường thế giới, mà nó còn góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống Nhân dân trong việc tiêu thụ xăng dầu một cách đảm bảo.

Thực ra, hiện nay lượng dự trữ xăng dầu Nhà nước chỉ đủ phục vụ trong vài ngày thôi, không đáng kể. Nhà nước cũng yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải dự trữ xăng dầu trong khoảng thời gian nhất định thì đó cũng chỉ là một cách dự trữ tồn kho để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không may xảy ra những biến động lớn như chiến tranh hay đứt gãy nguồn cung thì chúng ta cũng chỉ có khoảng 5 - 7 ngày là hết. Nếu không có đủ năng lượng để sản xuất thì đây là một điều cực kỳ nguy hiểm.

PV: Theo ông, nếu lượng dự trữ xăng dầu tăng lên thì những sự khác biệt đang diễn ra trong năm 2022 sẽ bị xóa bỏ?

- Không, nó vẫn còn. Tất nhiên tác động của nó sẽ giảm đi, giống như Mỹ hay các nước lớn mà có dự trữ lớn như Liên minh Châu Âu (EU) hay Nhật Bản… chẳng hạn thì họ vẫn sẽ chịu sự tác động của nó chứ. Dù sao thì nó dịu hơn, ví dụ người ta có lượng dự trữ xăng dầu đủ lớn thì họ có thể can thiệp bằng cách xả kho dự trữ, làm giảm độ nóng của xăng dầu trong điều kiện giá tăng quá mạnh, như vậy sẽ kìm giữ được giá xăng dầu không tăng cao. Khi giá xăng dầu xuống thì họ lại mua vào trữ, điều đó giúp họ giảm được “sốc” cho thị trường.

Chiều 1/11, giá các mặt hàng xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Cảnh người dân xếp hàng dài chờ đổ xăng nhưng cũng chỉ được đổ 20.000 - 30.000đ vào tháng 11 vừa qua

PV: Lâu nay nhiều người cho rằng quỹ bình ổn xăng dầu là không cần thiết, vậy theo ông nếu lượng xăng dầu tích trữ đủ thì việc bỏ đi quỹ bình ổn xăng dầu có được không và sẽ tác động như thế nào?

- Tất nhiên, việc khi chúng ta xây dựng được các kho dự trữ xăng dầu đủ lớn, Nhà nước có được công cụ can thiệp một cách mạnh mẽ vào thị trường để đảm bảo bình ổn giá cả khi xăng dầu tăng quá cao, hay là có thể tạo ra lực hút đủ lớn khi xăng dầu xuống quá thấp thì Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường. Và lúc bấy giờ, quỹ bình ổn không còn cần thiết nữa.

Thực tế, quỹ bình ổn hiện nay rất nhỏ và mỏng so với thực tế nhu cầu sản lượng tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân, nhưng nó rất quan trọng bởi đây là công cụ rất rõ rệt để Nhà nước có thể tác động ngay vào giá xăng dầu khi có biến động, làm giảm độ nóng khi giá tăng lên.

Thời gian từ cuối năm 2021 đến tháng 4/2022, Hiệp hội Xăng dầu thế giới đánh giá mức tăng của giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới khoảng 12%. Thông tin này rất quan trọng, vì chính giai đoạn cuối năm 2021 giá xăng dầu thế giới bắt đầu cao rồi, nhưng vì chúng ta xả quỹ bình ổn xăng dầu cũng như áp dụng những cách thức can thiệp mà chúng ta đang có làm cho tốc độ tăng giá xăng dầu của chúng ta trong khoảng thời gian thấp hơn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ đời sống người dân.

Đến khi nguồn quỹ bị thâm hụt lớn, thì bắt buộc giá xăng dầu chúng ta phải đi theo mức tăng thế giới. Điều này cho thấy tác động của quỹ bình ổn rất rõ ràng và cụ thể. Đương nhiên, chúng ta cũng có nhiều cách can thiệp khác nữa nhưng nó không thể hiện mạnh và rõ như việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu.

Mặc dù Bộ Tài chính cũng như rất nhiều các chuyên gia, doanh nghiệp đề nghị bỏ quỹ bình ổn đi thì chúng tôi vẫn kiên trì với quan điểm nên giữ quỹ bình ổn khi mà chúng ta chưa có một thị trường xăng dầu thực thụ và Nhà nước chưa có một công cụ khác để can thiệp vào thị trường xăng dầu.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Xem thêm