Tag

"Nữ sĩ thời gió bụi"- cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên

Văn học - Nghệ thuật 17/03/2021 16:00
aa
TTTĐ - NXB Phụ nữ Việt Nam vừa cho ra mắt tác phẩm "Nữ sĩ thời gió bụi", viết về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đây là cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên.
"Người kép già" - di sản chữ, di sản người của nhà văn Kim Lân

Khi được hỏi lí do nào đã thôi thúc nhà văn Lê Phương Liên hoàn thành được cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà có tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

Thật vậy, chắc chỉ có thể lí giải như thế cho trường hợp này - cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên viết về một bậc nữ nhân kì tài, vô cùng đặc biệt trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam.

Bìa cuốn sách "Nữ sĩ thời gió bụi" của nhà văn Lê Phương Liên

Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn với 5 chương mà thâu tóm được toàn bộ cuộc đời đầy biến động của một nhà giáo, một thầy thuốc, một nữ tác gia có tư tưởng, có tầm nhìn sâu rộng, có chính kiến và có một tấm lòng rất mực nhân hậu. Thật khó hình dung về một bà Điểm tài sắc vẹn toàn nhưng không chỉ là cầm kì thi họa mà lại còn có tài… võ nghệ.

Chẳng thế mà trong một lần một mình về quê, khi gặp cướp bà đã làm cho tên cướp hồn bay phách lạc; Hay như những lần bà múa bài Hoa mai quyền dưới trăng cùng anh trai Đoàn Doãn Luân khiến bao người trầm trồ thán phục.

Lê Phương Liên đã rất dụng công khi cài cắm các chi tiết làm cầu nối cho các nhân vật có dịp xuất hiện như trong khi Đoàn Thị Điểm làm con nuôi Thượng thư Lê Anh Tuấn, bà đã có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Kiều; Tên cướp Đoàn Thị Điểm gặp trên đường về sau trở thành học trò của Hồng Hà nữ sĩ; Cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác từng ở với gia đình Đoàn Thị Điểm trước khi tòng quân và bà đã gặp lại cậu em thân thiết này khi tiễn chồng đi sứ.

Tài năng hiếm có, tấm lòng nhân hậu của bà đã cảm hóa và gây ấn tượng mạnh với tất cả những người có cơ hội được gặp gỡ với bà – từ Thượng thư Lê Anh Tuấn, Tiến sĩ Nguyễn Kiều, cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác, Đặng Trần Côn, Nguyễn Nghiễm đến các học trò, người dân làng quê bà cũng như quê chồng khi bà cùng dân làng chữa trị bệnh cho các thương binh trong chiến trận…

Đan cài vào diễn biến cuộc đời của Đoàn Thị Điểm, tác giả cũng khéo léo bàn về tài năng văn chương thiên phú, khả năng đồng cảm và chiêm nghiệm sâu sắc của nữ sĩ ngay từ thuở nhỏ, để nàng ứng tác thơ văn, sáng tác truyện kì ảo và dịch Nôm "Chinh phụ ngâm" một cách thần tình.

Song hành với các tuyến nhân vật chính gắn liền với cuộc đời Đoàn Thị Điểm như Đoàn Doãn Luân (người anh gắn liền với tuổi thơ), Tiến sĩ Nguyễn Kiều (phu quân tri kỉ), tác giả còn dựng nên một nhân vật phụ nhưng lại rất quan trọng, thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của người viết: Đó là Trần võ sư.

Đây là người nô bộc (vốn là hoạn quan) theo suốt cuộc đời Đoàn Thị Điểm với một lòng trung thành, tận tụy nhưng đằng sau đó là một tình yêu tha thiết, sâu nặng mà đến tận cuối truyện người đọc mới vỡ lẽ ra nhờ những đoạn độc thoại nội tâm xúc động của nhân vật này khi chứng kiến giây phút Hồng Hà nữ sĩ rời xa cõi tạm.

Nhà văn Lê Phương Liên
Nhà văn Lê Phương Liên

Vì những chi tiết nhỏ như thế mà "Nữ sĩ thời gió bụi" cứ thế đi vào lòng người, khắc họa chân dung Đoàn Thị Điểm rất “người”, sinh động và gần gũi.

Viết về một nhân vật lịch sử có tầm vóc là điều không hề dễ dàng. Viết về một người phụ nữ ba trăm năm trước sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc đã mang đầy tư tưởng nữ quyền lại càng là một thử thách. Lê Phương Liên đã tìm ra cho mình một cách tiếp cận dân dã mà đầy thuyết phục để đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu, trải nghiệm đầy đủ nhân tình thế thái của một nữ sĩ thời gió bụi đầy xúc động và nhân văn.

Phu nhân Nguyễn Kiều bất ngờ, nàng đỡ lấy ống quyển của Đặng Trần Côn. Tay nàng cảm nhận rõ hơi nóng từ bàn tay của thi nhân họ Đặng vẫn còn nồng ấm trên ống quyển. Mở trang giấy ra, vừa nhìn thấy những dòng chữ đầu tiên, nàng thấy ánh mắt mình chạm phải một ánh lửa. Nàng nói với thi nhân:

“Mời tiên sinh đọc mấy câu đầu”

Đặng Trần Côn không cần cầm giấy đứng dậy ngâm vang ngay:

“Thiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân

Du du bỉ thương hề thủy tạo nhân…”

(Trong trời đất nổi gió bụi,

Kẻ hồng nhan chịu nhiều gian khổ.

Ông xanh ở trên kia ơi! Ai đã gây mầm ấy?...)

Hồng Hà nữ sĩ sững sờ. Lặng người một lát, nàng cung kính nâng tập bản thảo lên ngang trán, rồi nói: “ Đa tạ thi nhân đã đem tấc lòng tâm sự đến gửi gắm nữ học trò quê mùa này. Xin hẹn sớm có dịp tái ngộ cùng tiên sinh đàm đạo.”

Đêm ấy, khi đoàn khách ra về đã lâu, phu nhân Nguyễn Kiều vẫn còn ngồi bên ngọn bạch lạp. Nàng đọc "Chinh phụ ngâm" (Trích "Nữ sĩ thời gió bụi").

Nhà văn Di Li Nhà văn Di Li "Cô đơn trên Everest"
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kí tặng độc giả tại Hà Nội, kỉ niệm 25 năm Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kí tặng độc giả tại Hà Nội, kỉ niệm 25 năm "Kính Vạn Hoa"
Giới thiệu hai tác phẩm văn học thiếu nhi mới của hai thế hệ nhà văn 5X và 8X Giới thiệu hai tác phẩm văn học thiếu nhi mới của hai thế hệ nhà văn 5X và 8X

Đọc thêm

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội Văn hóa

Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh” với chủ đề “Triển lãm về các khu vườn cổ của Bắc Kinh” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ “Màu nước Hà Nội” ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em" Văn học - Nghệ thuật

8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em"

TTTĐ - Ban Tổ chức dự án “Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng” vừa trao 8 giải thưởng cho các nghệ sĩ ở lĩnh vực Nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu.
600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương Văn học - Nghệ thuật

600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương

TTTĐ - 20h ngày 8/9/2024, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương.
Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ

TTTĐ - Với triển lãm "Lớp lang cảm xúc", điều khiến nữ họa sĩ Sophie Trịnh tự hào là có thể lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, là sợi dây kết nối những nỗi niềm sâu kín, khát khao yêu thương của chính mình và những bản thể khác thông qua những tác phẩm hội họa.
Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa Văn học - Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

TTTĐ - Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Thông qua đó, người dân có thể hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc khánh.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm” Văn hóa

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ Văn hóa

“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách - Luyện tài năng". Ấn phẩm nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm.
Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Xem thêm